Chương 51
Ngày Thời Việt ra tù, đám Khích Hạo, Hác Kiệt đến đón. Họ cười đùa ầm ĩ, Hác Kiệt vuốt cái đầu trọc của Thời Việt: "Hừ, thế này mà vẫn đẹp trai ch.ết đi được!".
Thời Việt cười, gạt tay anh ta ra, giật lấy mũ của anh ta, chửi: "Ai cho mày tùy tiện sờ đầu ông hả? Tối nay cạo trọc đầu mày...".
Vừa giật chiếc mũ ra, phía dưới là một cái đầu bóng loáng.
Thời Việt ngớ người, lại thấy Khích Hạo và các anh em khác cũng đồng loạt bỏ mũ ra...
Tất cả đều trọc đầu, da đầu xanh xanh.
"Anh Thời!".
"Anh Thời! Anh nhìn này!".
"Anh Thời...".
Khích Hạo đấm vào người Thời Việt: "Chỉ là mấy sợi tóc thôi mà! Anh em cùng nuôi tóc với anh, xem tóc ai mọc nhanh!".
Mắt Thời Việt ướt ướt, ôm mỗi người một cái thật chặt.
"Anh em!".
Khích Hạo hút một điếu thuốc, "Anh Thời, em bán Mộng Cảnh Tỉnh Táo rồi. Sau này, em lại theo đuôi anh xin bát cơm".
"Đúng thế! Trông vào anh cả đấy, anh Thời!".
"Đưa anh em cùng đi làm giàu!".
"Tranh thủ lúc còn trẻ, lập một công ty, lên sàn chứng khoán đi!".
...
Một đám đàn ông được gặp lại nhau sau một khoảng thời gian dài, liền nhiệt huyết sục sôi kháo chuyện ầm ĩ một lúc lâu. Khích Hạo thấy ánh mắt Thời Việt bất giác nhìn xung quanh, liền cười hỏi: "Sao thế? Anh Thời? Nhớ bạn gái à?".
Thời Việt chỉ cười.
Một năm trong tù, anh và Nam Kiều không hề gặp mặt. Nam Kiều từng xin được gặp anh một lần, nhưng anh từ chối.
Anh thực sự không muốn cô nhìn thấy dáng vẻ của mình khi ở tù, vậy nên cô cũng không đến nữa.
Bây giờ, dù anh vẫn không muốn cô nhìn thấy, như trong lòng lại vô cùng mong ngóng.
Khích Hạo nói: "Đừng nhìn nữa, anh Thời, chị dâu vẫnkhỏe, không đi với ai khác cả. Có điều gần đây công ty rất bận,chị dâu đi Đức công tác rồi".
Thời Việt bật cười, "Thế thì tốt, đi thôi!".
Hác Kiệt lái xe tới, kéo Thời Việt lên xe, Khích Hạo và mấyngười anh em khác cũng đều có xe, cả đoàn rầm rập lái về phíanhà hàng lẩu Haidilao, mở tiệc tẩy trần cho Thời Việt và cũnglà để giải xui cho anh.
Đúng lúc này, sau bức tường kính của một tòa nhà cách đó mấy trăm mét, có ba người đang lặng lẽ nhìn.
Âu Dương Ỷ nghiêng đầu nói: "Này, không khóc đấy chứ?".
Nam Kiều lạnh nhạt nhìn bạn, sắc mặt bình tình và thanh thản. Một năm qua, gương mặt cô không có gì thay đổi.
Cô nói: "Khóc cái gì?".
Âu Dương Ỷ cười hì hì, giơ tay vò đầu cô: "Ngoan!".
Thạch Lịch đứng cạnh nhìn Âu Dương Ỷ, cũng cười rất dịu dàng.
Công ty của Nam Kiều phát triển mở rộng, chuyển vào một tòa nhà văn phòng mới rộng rãi sáng sủa hơn. Tòa nhà này tên "Ngân Hà", bên ngoài được thiết kế những đường
cong mềm mại, đỉnh mái vòm như một dòng sông sao, vô cùng ăn khớp với phong cách của Tức Khắc Phi Hành.
Trong một năm Thời Việt lĩnh án, Nam Kiều tham gia rất nhiều dự án hợp tác mang tính
quốc tế. Trọng tâm côngviệc của cô dần chuyển sang nghiên cứu phát triển những ứng dụng có tính xã hội của máy bay không người lái, để nó thực sự phục vụ cho con người, đó mới là mục tiêu cuối cùng của cô.
Thời Việt thoát khỏi An Ninh liền bắt đầu chuẩn bị thành lập công ty mới, sau đó, vì phải lĩnh án nên mới tạm gác lại. Sau khi ra tù, anh cùng Khích Hạo, Hác Kiệt và một số bạn bè cùng mở một công ty lấy tên "Đường Đệ" chuyên thực hiện kỹ xảo điện ảnh. Dựa vào mối quan hệ rộng rãi trước kia của mình cùng nguồn lực phong phú của Wings trong lĩnh vực thể thao mạo hiểm, công ty Đường Đệ nhanh chóng nhận được một số dự án lớn, đi vào quỹ đạo vận hành.
Thời Việt rất bận. Nam Kiều cũng rất bận, thời gian ngồimáy bay bay lại trên không còn nhiều hơn thời gian hai người cùng ở Bắc Kinh.
Thời Việt làm việc với nhiệt huyết sôi sục và sức bật rất mạnh. Có lúc nửa đêm rảnh rỗi, nỗi nhớ lại càng khắc cốt ghi tâm, còn khó chịu hơn lúc ở trong tù.
Tờ giấy in bức ảnh chụp trong cuộc thi chạy ở công viên rừng Olympic gần như đã bị anh mở ra mở vào đến mức rách nát cả rồi, phải dùng keo dính lại. Có lúc anh không kìm được lại lật giấy, như thể làm vậy là có thể lật Nam Kiều đang quay lưng trong ảnh lại, để anh nhìn thấy mặt cô.
Những lúc như thế, anh sẽ lái xe đến hồ Nhạn Tê, đứng bên hồ nhìn nhà Nam Kiều ở phía xa.
Sau khi anh vào tù, ông Nam Hoành Trụ lo Nam Kiều lại gặp nguy hiểm, bèn ra lệnh cho cô hễ ở Bắc Kinh là tối nào cũng phải về nhà. Ba con becgie Đức của anh vốn do Hác Kiệt giao cho Nam Kiều nuôi cũng bị ông Nam Hoành Trụ mang về nhà. Ông đã nghỉ hưu, ba con chó coi như bầu bạn với ông.
Có điều dù ông Nam Hoành Trụ đã chấp nhận Lão Đại, Lão Nhị, Lão Tam của anh, nhưng đến bao giờ mới có thể chấp nhận anh, anh cũng không dám chắc.
Nhất là sau khi anh vào tù lần thứ hai, liệu ông có càng phản cảm với anh hơn không, anh lại càng không biết. Dù gì đường đường nhà họ Nam, sao có thể có một anh con rể từng hai lần ngồi tù.
Mỗi khi nghĩ đến đó, lòng anh lại như có lửa đốt. Không phải anh không muốn tìm gặp Nam Kiều, cũng không phải không thể tìm gặp Nam Kiều, chỉ vì anh không muốn ông
Nam Hoành Trụ coi thường anh mà thôi.
Anh tựa vào cái cây lớn bên hồ, nhìn mặt hồ đóng băng trong sắc đêm. Nhưng mùa xuân sắp đến rồi, thinh thoảnganh có thể nghe thấy tiếng băng nứt.
Đêm cuối đông, nhiệt độ vẫn còn rất thấp, anh cử độngtay chân đã hơi cứng đờ lại của mình, ánh mắt nhìn về phía chiếc xe bên cạnh.
Đó là một chiếc Passat, vì không có nhiều tiền, lại cần một chiếc xe đi lại cho thuận tiện, anh bèn mua bừa chiếc này.
Thực ra cũng không phải là mua bừa.
“Ừm... Passat... không sao, tôi sẽ đền cho anh..”
Cho đến tận bây giờ, mỗi lần nhớ lại Nam Kiều đêm hôm đó, anh lại không kìm được mỉm cười. Cô gái ngốc của anh, đến giờ vẫn còn nợ tiền anh.
Nam Kiều nhận được thư mời đến từ tổ chức hội thảo TED của Mỹ.
TED (Technology, Entertainment, Design - Công nghệ, giải trí, thiết kế) là một buổi hội thảo mang tính quốc tế, hằng năm, những người có cống hiến xuất sắc trong các lĩnh vực
như khoa học, thiết kế, văn học, âm nhạc... trên toàn thế giới sẽ tập trung lại, diễn thuyết trước cả thề giới, chia sẻ thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực của mình cũng như những suy ngẫm về xã hội, khoa học, nhân văn và nghệ thuật.
Tôn chỉ của TED là "dùng sức mạnh tư tưởng để thay đổi thế giới", video diễn thuyết của nóđược phát đi khắp thế giới, có sức ảnh hưởng tương đối rộng.
TED mời Nam Kiều làm khách mời diễn thuyết. Đây là lời mời đầu tiên của hội thảo TED cho người trong lĩnh vực máy bay không người lái nhiều cánh quạt, đây cũng là lần đầu tiên một phụ nữ trong ngành công nghệ Trung Quốcnhận được thư mời.
Người tổ chức của TED liên hệ với cô qua thầy hướng dẫn người Đức.
Nam Kiều suy nghĩ rất cẩn thận xem có nên từ chối lời mời này không. Cô vẫn kiên trì nguyên tắc tránh xuất hiện trước công chúng một cách tối đa. Một là vì cô không muốn côngviệc của mình bị thế giới bên ngoài ảnh hưởng quá nhiều; hai là vì xuất thân gia đình cũng khiến cô lựa chọn kín tiếng, giảm thiểu mọi phiền toái có thể xảy ra.
Điều khiến cô càng muốn tránh né hơn là vì cô mắc chứng sợ diễn thuyết trước đám đông. Trò chuyện với người lạ cô còn thấy không thoải mái, nói gì tới công khai diễn thuyết trước mặt hàng nghìn hàng vạn người?
Thầy hướng dẫn tâm sự rất chân tình với Nam Kiều, bảo cô rằng: Nếu em thực sự muốn nhìn thấy giấc mơ của mình thành hiện thực, nếu em muốn truyền bá tư tưởng của mình
với cả thế giới, muốn thay đổi thế giới này, vậy thì em hãy đi đi. Đây là một vũ đài rộng mở, nơi các luồng tư duy va chạm với nhau, sự nỗ lực của em xứng đáng để em có được một chỗ đứng ở đó.
Giấc mơ của cô là gì?
"Em luôn cảm thấy rồi một ngày nào đó, thế giới của chúng ta cũng sẽ có vô số máy bay, dựng nên mạng lưới giao thôngở độ cao tầm thấp. Chúng giúp vận chuyển hàng hóa thông tin và các vật dụng thiết yếu, giúp đỡ tất cả những người cần giúp đỡ".
Ngày hôm đó, khi mặt trời đỏ rực sắp nhô lên khỏi biển mây, ở trên đỉnh núi tuyết Cống Ca, cô đã nói với Thời Việt như thế.
Ideas worth spreading.
Cuối cùng Nam Kiều đồng ý. Cô đưa ra yêu cầu với phía tổ chức TED:
Cho phép cô diễn thuyết bằng tiếng Đức, không phải tiếngAnh, ngoài ra sử dụng phiên dịch song song.
Khi cô diễn thuyết, dùng đèn chùm chiếu sáng cô, để cô không nhìn thấy khán giả ngồi dưới.
Khi danh sách người diễn thuyết của hội thảo TED được công bố, Nam Kiều với tư cách là người sáng lập Tức Khắc Phi Hành bất ngờ có tên lập tức khiến cả giới công nghệ vô cùng tò mò và hứng thú!
Sau buổi ra mắt Jaeger, người trong giới đã biết đến sự tồn tại của Nam Kiều, có điều cô rất kín đáo, đừng nói người thật, ngay cả một bức ảnh của cô cũng không bị truyền ra ngoài.
Báo giới công nghệ cũng tò mò không kém gì giới giải trí, các bài báo lại thi nhau ra lò dự đoán về con người Nam Kiều cũng như những gì cô sẽ nói trong hội thảo TED.
Chuyện này cũng gây chú ý với giới truyền thông chủ đạo.Vì các dự án nghiên cứu tự chủ ở Trung Quốc còn rất ít nên doanh nghiệp như Tức Khắc Phi Hành tất nhiên sẽ được giới truyền thông thăng lên thành niềm tự hào dân tộc. Vào lần Nam Kiều tham gia diễn thuyết TED này, họ còn lập kế hoạch tổ chức thành một số chuyên đề và tiến hành truyền hình trực tiếp toàn bộ buổi diễn thuyết.
Tết Nguyên Tiêu đến trước khi Nam Kiều tới Mỹ tham gia hội thảo TED, mẹ cô nấu một bàn đầy thức ăn, hai nhà NamCần, Nam Tư cũng tụ tập đông đủ, cả nhà vui vẻ náo nhiệt ăn một cái tết đoàn viên.
Bố mẹ cô ngồi ở ghế trên, hai bên là ba người nhà NamCần, bốn người nhà Nam Tư. Chỉ có mình Nam Kiều lẻ loi ngồi cuối bàn, lặng lẽ ăn cơm.
Mẹ cô thấy vậy, tự dưng lại thương con gái. Chuyện đại sự cả đời của con gái luôn là dằm trong tim bà. Cô đã sắp ba mươi rồi, ba đứa cháu trai sắp trưởng thành lấy vợ sinh con đến nơi rồi, thế mà cô vẫn chưa có nơi có chốn, bà nhìn thôi cũng sốt hết cả ruột.
Nhưng nhìn gương mặt nghiêm nghị của ông Nam Hoành Trụ, bà lại không dám nói gì, bèn đưa mắt ra hiệu cho Nam Cần.
Thế là Nam Cần liếc nhìn Trịnh Hạo một cái.
Trịnh Hạo bê bát đứng lên, ngồi xuống bên cạnh Nam Kiều. “Dì ơi, cháu ngồi với dì.”
Trịnh Hạo đã trở thành một thiếu niên đẹp trai, giọng nói không còn vẻ non nớt của trẻ con mà trở nên rất trầm, rất dày.
Hai đứa nhóc nhà Nam Tư không hiểu chuyện kêu toáng lên: “Anh Hạo! Đó là chỗ của dượng tương lai, sao anh lại ngồi!”.
Trịnh Hạo hừ một tiếng: “Ngày mai dì đi Mỹ, anh cũng đi cùng, tất nhiên hôm nay phải giao lưu tình cảm với dì rồi.”
Đúng vậy, Trịnh Hạo rất thích máy bay và các thiết bị bay, Nam Cần định cho thằng bé đi Mỹ học trong tương lai nên lần này mới bảo Nam Kiều đưa nó đi cùng cho mở mang, cũng coi như làm bạn với Nam Kiều.
Hai đứa nhóc kia vẫn còn liến thoắng tranh luận, giọng nói uy nghiêm trầm trầm của ông Nam Hoành Trụ đột nhiên vang lên, làm hai đứa giật mình.
“Đã chuẩn bị xong diễn văn chưa?”.
Nam Kiều sững người. Đây là lần đầu tiên bố tỏ ra quan tâm tớicông việc của cô. Trước kia, bố hoàn toàn phản đối việc cô gây dựng Tức Khác Phi Hành.
Cô không quen với sự quan tâm này của bố lắm, trả lời cứng nhắc: "Xong rồi ạ".
Ông Nam Hoành Trụ nghiêm mặt nói: "Không được làm mất mặt bố".
Nam Kiều nhìn ông. Cuối cùng bố cũng thay đổi ít nhiều.Sau vụ việc Jaeger hỗ trợ cảnh sát thực hiện nhiệm vụ giám sát an ninh công cộng trong "Chiến dịch Dông Tố", dường như bố đã có cái nhìn thiện cảm hơn với máy bay không người lái.Có một lần cô nhìn thấy Trịnh Hạo chơi máy bay trong vườn, giải thích tính năng và cách chơi của nó với hai đứa nhóc nhà anh hai một cách kiêu ngạo, bố giả vờ không quan tâm, ngồi cạnh lắng nghe.
Cô chậm rãi gật đầu.
Cả nhà lại bắt đầu ăn cơm trong im lặng.
Được một lúc, mẹ cô cảm thấy nặng nề, muốn làm không khí thoải mái hơn, ai ngờ ông Nam Hoành Trụ lại trầm giọng nói:
"Sao cái thằng khốn nạn kia vẫn chưa tới tìm con?".
Lúc đầu, Nam Kiều còn không biết ông nói đến ai, ngẩng lên nhìn mới phát hiện tất cả mọi người đều ngẩng đầu nhìn cô. Cô lại chậm chạp nhìn bố, ông Nam Hoành Trụ tức tối nói:
"Bố hỏi con đấy!".
Nam Kiều hiểu ra, nói: "Anh ấy không phải thằng khốn nạn".
"Con...!".
Ông Nam Hoành Trụ tức điên lên, nếu là bình thường, nếu không phải Nam Kiều ngồi xa ông, chắc chắn ông đã quăng đũa về phía cô rồi.
"Bố hỏi cái thằng họ Thời đó sao vẫn không đến tìm con! Đã ra tù bao lâu rồi! Thằng nhóc đó sợ rồi à? Nó ruồng bỏ con à? Mẹ nó chứ, nó có phải đàn ông không hả?".
Nam Kiều từ từ đặt đũa xuống: "Ý bố là bố đồng ý cho con và anh ấy yêu nhau ạ?".
Mặt cô không có biểu cảm gì nhưng trong lòng lại vô cùng chấn động. Bố là người cô không thể hiểu được. Thời Việt vào tù, cô vốn tưởng bố sẽ càng khó chấp nhận anh.
Nhưng hình như tình hình hoàn toàn ngược lại.
Bố cô rốt cuộc vẫn là bố cô, là ông bố khác người của cô.
Ông Nam Hoành Trụ giận dữ nói: "Bố nói thế hồi nào? Bố chẳng nói gì cả!".
“...”.
Nam Kiều nhìn thấy rõ ràng ngay cả chị cả rất kiệm lời cũng lén lắc đầu cười.
Khi cô rời nhà, ông Nam Hoành Trụ tiễn cô ra cổng.
Nam Kiều nhớ lại trước khi cô đi Đức du học lần đầu, bố cùng phá lệ tiễn cô ra cổng như vậy.
Cô nói: "Bố, con có chuyện muốn nói riêng với bố.”
Ông Nam Hoành Trụ chau đôi mày rậm, sốt ruột nói: "Nói cái gì? Dềnh dà dềnh dàng!".
Nói vậy nhưng ông vẫn cùng cô đi tới gốc cây ngân hạnh bên cạnh.
Nam Kiều ngẩng lên nhìn mái đầu bạc trắng, gương mặt nghiêm khắc hằn sâu nếp nhăn của bố, dang hai tay ra ôm ông thật chặt.
"Con cảm ơn bố".
Ông Nam Hoành Trụ sững ra. Người có tác phong cứng nhắc như ông dạy ra ba đứa con cũng đều cứng cỏi không bao giờ chịu khuất phục. Trong đó, Nam Kiều là đứa không giỏi bày tỏ tình cảm nhất.
Trong ấn tượng của ông, cô con gái út từ bé đã không hợp ý ông, nó giống như một cây thiết mộc đánh không nát chặt không gãy.
Ông chợt nhớ ra vì trước bệnh viện nơi vợ ông sinh ra đứa con gái này có mấy thân cây rất cao to, nên ông mới đặt bừa cho con bé cái tên Nam Kiều. Giờ nghĩ lại, mấy cái cây đó không phải chính là thiết mộc sao? Còn cây thiết mộc nhỏ bé này ư, cuối cùng cũng đã trở thành niềm tự hào của ông rồi.
Ông ngượng nghịu ôm lại Nam Kiều, vỗ vỗ lưng cô, miệng thì nói: "Được rồi, được rồi! ơn nghĩa cái khỉ gì!...".
Nam Kiều đến cửa đi quốc tế ở sảnh T của sân bay Thủ đô, cùng Trịnh Hạo ký gửi hành lý, làm thủ tục check in, lấy vé lên máy bay. Khi cô đang định đi vào hành lang thông ra cửa kiểm tr.a an ninh và hải quan, Trịnh Hạo giật giật áo cô:
""Dì ơi, dì nhìn kìa, bên kia đang quay phim".
Rất nhiều người đứng trong đại sảnh T đang nhìn ra ngoài qua bức tường kính trong suốt. Nam Kiều cũng nhìn theo tay Trịnh Hạo chỉ.
Đoàn quay phim này thuê một góc sân bay. Nhìn cách ăn mặc và dựng cảnh, đây hẳn là một phim hành động về cảnh sát và tội phạm. Họ đang quay một cảnh nguy hiểm cảnh sát lái xe lao vào sân bay, ngăn cản tội phạm lên máy bay chạy trốn.
Nam Kiều nghe thấy bên cạnh có người khẽ giải thích:"Đây là phim mới của đạo diễn Hồng Kông Trần Mục Thăng, mang tên "Truy bắt", đầu tư một trăm hai mươi triệu tệ, mục tiêu là đạt doanh thu năm trăm triệu đấy".
Tim Nam Kiều đột nhiên nảy lên. "Truy bắt", cô nhớ cái tên này, nghe nói bộ phim chủ yếu gồm những cảnh hànhđộng nguy hiểm đầy kích thích, có rất nhiều cảnh đua xe,
bắnsúng và đánh nhau, để giành được trái tim người xem nội địa, có rất nhiều cảnh được chọn ở những nơi có tính biểu tượng trong nước.
Kỹ xảo và các cảnh quay hành động của bộ phim này do"Đường Đệ" làm. Nghe nói lúc đầu vị đạo diễn người HồngKông nổi tiếng nghiêm khắc với các cảnh quay không hề tin
tưởng công ty mới nổi này, nhưng trong bộ phim có một cảnh các công ty khác đều không thể làm đạo diễn hài lòng, Đường Đệ đúng lúc nổi lên bứt phá, cuối cùng ôm trọn phần hiệu ứng kỹ xảo của bộ phim.
Nam Kiều xem vòng tay, còn nửa tiếng nữa. Cô liền hỏi Trịnh Hạo: "Dì phải đi tìm chú Thời Việt, cháu có đi không?".
Trình Hạo cười tít mắt "Có ạ, có ạ! Dì không chê cháu làmkỳ đà cản mũi là tốt rồi!".
Nam Kiều nghĩ có lẽ cô chỉ có thể nhìn Thời Việt trong chốc lát, nhưng có những lời đã đến lúc cô cần nói với anh rồi.
Phim trường được quản lý rất nghiêm ngặt, Khích Hạo vừa nhìn thấy hai dì cháu Nam Kiều liền dẫn họ vào.
Nam Kiều nhìn quanh hỏi: "Thời Việt đâu?".
Khích Hạo ho húng hắng, ấp úng nói: "Anh Thời, anh ấy...hôm nay, anh ấy không đến".
Nam Kiều nhìn anh ta chằm chằm: "Sao lại thế được".
Khích Hạo cườỉ hề hề: "Sao lại không được, anh ấy đi bàn công chuyện với một khách hàng khác rồi".
Nam Kiều lạnh lùng nói: "Tôi cảm thấy anh ấy đang ở đây".
Khích Hạo: "...".
Lần đầu tiên Khích Hạo hiểu ra, rốt cuộc Nam Kiều cũng là phụ nữ, một khi đã muốn vô lý thì không ai chặn nổi.
Đúng là Thời Việt đang ở đây.
Cảnh quay ngày hôm nay là cảnh nam chính ngăn chặn tội phạm ở sân bay, cướp một chiếc xe mẫu, lao qua tường kính vỡ nát, rơi xuống một cây cầu ở tầng hai, dùng trọng lượng của thân xe khiến cây cầu sập xuống, từ đó tiếp đất, đuổi theo tội phạm đang sắp lên một chiếc máy bay bay đi quốc tế.
Tuy cảnh này chỉ có mấy giây nhưng lại vô cùng nguy hiểm và đầy tính phiêu lưu, bối cảnh hoàn toàn được dựng theo cảnh thật. Chính vì coi trọng tính chân thực và yêu cầu cao như thế, vị đạo diễn này mới có thể trở thành đạo diễn hàng đầu của Hồng Kông, bảo đảm doanh thu phòng vé.
"Lúc nãy mấy tay đua chuyên nghiệp đã chạy thử mấy lần, đều cảm thấy không chạy được, quá khó", Khích Hạo nói,"Đạo diễn cũng thấy khó, nhưng ông ấy đã quay rất nhiều
phim hành động, bộ phim này là bộ phim cuối cùng trước khi nghỉ hưu rồi, phải có gì đó vượt trội hơn những bộ phim cũ mới được. Mọi người vốn đã định dùng hiệu ứng kỹ xảo,
nhưng chắc chắn không hiệu quả bằng diễn thật".
"Vừa hay anh Thời tới đây, anh ấy nói với đạo diễn mình làm được".
Nam Kiều cắn răng.
Sau khi dựng xong cảnh bức tường kính ba tầng, có thể thấp thoáng thấy chiếc xe mẫu màu trắng. Một chiếc lưới phòng hộ lớn được căng hai bên hiện trường, bác sĩ cấp cứu, bình cứu hỏa, đệm hơi... mọi biện pháp bảo hộ đều đã được chuẩn bị đầy đủ.
Nhưng ai cũng hiểu chiếc xe rơi xuống từ cao như thế, chỉ một chút sơ suất thôi sẽ gặp tai nạn, biện pháp an toàn cũng đâu có tác dụng gì.
Bấy giờ, Nam Kiều chỉ muốn xông lên tát Thời Việt một cái thật mạnh, mắng cho anh tỉnh ra:
"Sao anh liều thế? Vì công ty, anh sẵn sàng liều mạng đấy à?".
Nhưng cô bình tĩnh lại. Chẳng phải Thời Việt vẫn luôn là người như vậy sao? Dám xông xáo, dám liều mạng, dám mạo hiểm, không biết kiêng dè điều gì, nếu không có những tính cách đặc biệt này, "Kiếm sắc trên trời xanh" có chọn anh không?
Thực ra, cô chỉ cần tin tưởng anh mà thôi.
Nếu trong tim anh có cô, anh sao có thể coi nhẹ mạng sống của mình được.
Anh đang phấn đấu vì cô.
Chiếc xe khởi động, tăng tốc, lao vụt đi như một mũi tên... tường kinh loảng xoảng vỡ vụn, mảnh kính bắn khắp xung quanh! Thân xe vạch một đường cong trong không trung, rơi mạnh xuống đúng cây cầu chật hẹp rất dài phía dưới rồi lao về phía trước một đoạn, phanh gấp và giảm tốc độ vô cùng đột ngột, đè lên cây cầu làm bằng hợp kim khiến cây cầu không chịu nổi, ầm ầm sập xuống. Chiếc xe trắng thuận thế lao ra khỏi đuôi cầu, rơi xuống mặt đất một cách gọn gàng, bất ổn định một hồi rồi đứng im.
Đạo diễn hô lớn: "Cut!", cảnh này quay một lần là qua, mọi người vốn đang nín thở quan sát giờ mới bừng tỉnh, đua nhau vỗ tay hoan hô.
Trịnh Hạo nói: "Dì ơi, dì bóp tay cháu đau quá".
Chiếc vòng trên cổ tay rung lên, đến giờ rồi. Nam Kiều nhìn Thời Việt xuống xe từ xa, cởi mũ và đồ bảo hiểm trên người ra. Anh vẫn cao lớn đẹp trai như trước, cô cố nén nỗi xúc động cứ dâng lên từng hồi trong lòng, bình tĩnh nói với Trịnh Hạo:
"Đi thôi".
Mấy ngày sau.
Thời Việt cùng ăn cơm hộp cùng các nhân viên khác trong trường quay. Khích Hạo đi tới nói: "Cái ti vi đằng kia đang truyền hình trực tiếp TED, anh Thời, anh không ra xem à?".
Đó là màn hình LED rất lớn ở trung tâm thương mại đối diện trường quay. Rất nhiều nhân viên và cả đạo diễn đều đang vừa ăn cơm vừa xem ti vi giết thời gian nhân lúc nghỉ trưa.
Trên màn hình, hội trường TED rất rộng nhưng tối đen, chỉ trừ sân khấu, ánh đèn chùm sáng trắng chiếu trên thân người diễn thuyết.
Khi ống kính dần dần kéo gần lại, Thời Việt thở càng lúc càng chậm.
Là cô, chính là cô.
Cô vẫn mặc sơ mi trắng quần bò xanh thoải mái như mọi khi, trông như một cái cây đang tỏa mát.
Cô dùng tay ra hiệu, miệng nói một tràng thứ ngôn ngữ anh không hiểu. Giọng cô vang, chắc nịch, không mang theo chút cảm xúc nào, có cảm giác vô cùng nghiêm túc.
Phía dưới màn hình không ngừng chạy phụ đề tiếng Trung, có rất nhiều thuật ngữ chuyên môn nhưng đều được cô giải thích rất dễ hiểu. Những điều cô nói vô cùng thực tế, nhưng người nghe lại có thể cảm nhận rõ ràng nhiệt huyết của người theo chủ nghĩa lý tưởng trong cô, cô nghĩ rất xa.
Cô kể về tiến trình phát triển của máy bay không người lái, hàng loạt đột phá kỹ thuật đưa máy bay không người lái vào giai đoạn thương mại hóa.
Cô kể về con đường phát triển của Tức Khắc Phi Hành, những điều mà hàng nghìn, hàng vạn lần bay thử dạy cho cô.
Cô nói về ứng dụng trong hiện tại và tương lai của máy bay không người, miêu tả một cảnh tượng vừa hoành tráng vừa rõ nét.
Đây là một bài diễn thuyết có tính chuyên môn cao hiếm thấy trong lịch sử TED. Thông thường, đa phần các bài diễn thuyết của TED đều khá dễ hiểu, sinh động.
Bài diễn thuyết của Nam Kiều lại kín kẽ, chuẩn xác, khách quan hiếm có. Khán giả có mặt trong hội trường luôn bị thu hút, thỉnh thoảng lại có tiếng vỗ tay vang lên. Trên những hàng ghế tối đen liên tục lóe lên ánh đèn flash.
Thời Việt xem xuất thần, Khích Hạo áp sát, huých khuỷu tay vào người anh, cười giễu: "Thấy chị dâu một cái là quên cả ăn cơm".
Thời Việt không đáp lời, Khích Hạo lại nói: "Anh Thời, bao giờ hai người mới về với nhau? Em cũng sốt ruột thay cho hai người đấy. Em đã định cho con trai em kết nghĩa với con trai anh, nhưng bây giờ xem ra nó chỉ có thể làm đại ca của con anh thôi".
Thời Việt cười, chửi anh ta một câu nhưng vẫn không rời mắt khỏi màn hình.
Bài diễn văn của Nam Kiều cũng kết thúc vào đúng lúc này, hội trường vang lên tiếng vỗ tay vang rền mãi không dứt. Cô chưa rời khỏi sân khấu, tất cả mọi người đều ngạc nhiên khi cô ra hiệu và nói một câu tiếng Đức với người dịch song song. Màn hình xuất hiện một câu tiếng Trung:
Phiền anh không dịch những lời phía sau, cảm ơn.
Hội trường vạn người đột nhiên trở nên vô cùng im ắng. Không ai biết cô muốn làm gì.
Thời Việt thấy cô trở nên mất tự nhiên như thể bỗng biến thành một người khác vậy.
"Tôi...".
Cô dùng tiéng Trung, vừa nói xong chữ "tôi", suýt nữa đã không tiếp tục được.
Thời Việt đăm đăm nhìn cô trên màn hình. Anh biết cô mắc chứng sợ phát biểu trước đám đông. Trước đó, cô có thể dùng tiếng Đức trình bày một cách lưu loát rành mạch như thế
là vì tiếng Đức đầy tính khoa học, cô chỉ cần thuật lại những thứ khách quan. Nhưng đột nhiên chuyển sang tiếng Trung thế này, không biết cô định nói gì, có điều chắc chắn cô sẽ bày tỏ cảm xúc cá nhân.
Thời Việt bỗng thấy hồi hộp.
Cô hít sâu một hơi, hai tay nắm chặt, nhắm mắt lại.
"Về nhà đi. Lão Tam sắp đẻ rồi".
Về sau, câu nói trở thành một bất ngờ thú vị nổi tiếng của bài diễn thuyết.
Bài nói của Nam Kiều cũng trở thành bài diễn thuyết mang tính cột mốc trong lịch sử phát triển của máy bay không người lái. Từ đó, tính thương mại và ứng dụng thực tế của máy bay không người lái được phát triển mạnh mẽ. Video bài diễn thuyết được lan truyền rộng rãi trên mạng với đoạn cuối không hề bị lược bớt. Câu nói cuối cùng kia khiến rất nhiều người tò mò bàn tán, dù đã có người biết tiếng Trung dịch nhưng vẫn không ai thực sự hiểu ý câu này, cô nói "về nhà đi" với ai? "Lão Tam" "sắp đẻ" là thế nào?
Chỉ có Thời Việt hiểu.
Có lẽ không có gì diễn tả được niềm vui khôn tả trong lòng anh giây phút đó. Những cơn sóng lòng cuồn cuộn trong anh.
Nam Kiều đã từng nói lời ngọt ngào với anh chưa? Chưa bao giờ.
Đã bao lần anh nghĩ đủ cách để lừa cô nói "Em yêu anh", thế mà cô vẫn không thể nói ra được, cô cảm thấy những lời ấy quá sướt mướt.
Nhưng anh cảm thấy ba tiếng "Về nhà đi" là câu nói ngọt ngào nhất, rung động nhất mà một người có thể nói với người mình yêu.
Người trong phim trường đều thấy Thời Việt ngơ ngẩn đứng đó, vừa giống cười lại vừa giống sắp khóc, như thể sắp phát điên. Đạo diễn cảm thấy có lẽ diễn viên giỏi nhất cũng chưa chắc đã diễn tả được cảm xúc của Thời Việt vào giây phút đó.
Anh nhìn màn hình, muôn vàn cảm xúc dâng lên trong đôi mắt sáng trong, khẽ thì thầm:
"Anh về đây".
Về đây.
Ngày Nam Kiều về nước, Thời Việt căn giờ trở về chung cư trước kia hai người từng sống. Bất ngờ, chung cư lại chẳng có ai.
Anh lại lái xe tới nhà Nam Kiều, cảnh vệ gác cửa nói với anh rằng Nam Kiều chưa về.
Thời Việt không hiểu.
Lẽ nào cô không về nước hôm nay? Nhưng rõ ràng lịch trình Ôn Địch cho anh ghi ngày hôm nay mà. Cô ấy còn bảo anh có rất nhiều người đi cùng Nam Kiều, anh đừng ra sân
bay đón.
Thời Việt hỏi: "Vậy tôi đợi cô ấy ở đâu?".
Ôn Địch cười ranh mãnh: "Không phải cô ấy bảo anh về nhà sao?".
Về nhà.
Thời Việt nghiền ngẫm lại hai tiếng này. Đột nhiên, anh lao ra ngoài chặn một chiếc xe:
"Ra sân bay".
...
Anh gần như đi một mạch về Vụ Nguyên. Anh hầu như chạy suốt cả quãng đường. Anh chỉ hận sao máy bay không bay nhanh hơn chút nữa, xe bus không phóng nhanh hơn chút
nữa, khoảng cách từ cổng làng vào nhà anh không gần hơn chút nữa!
Một tốp các cô các dì đang giặt quần áo bên bờ sông thấy anh chạy qua cầu đều cười gọi:
"Thanh về nhà đấy à?".
Giọng nói của họ mang tiếng cười khác lạ.
Anh đột nhiên dừng lại trước cổng như một đứa trẻ, chỉnh trang lại bộ quần áo hơi nhàu nhĩ, chùi chùi bùn đất dính dưới gót giày sau quãng đường cuống cuồng chạy về đây rồi mới nín thở, rón ra rón rén bước vào nhà.
Anh không dám gọi lớn tiếng.
Anh sợ chỉ cần mình lên tiếng, sự kỳ vọng nhiệt thành của anh sẽ biến thành ảo ảnh, tan thành bong bóng.
Nhưng anh đến gần bếp, nghe thấy tiếng mẹ mình đầy hiền từ: "Con gái, làm thế này sẽ có vị rất ngon".
Còn giọng nói anh ngày đêm mong nhớ đáp lại:
"Vâng, con biết rồi mẹ".
Anh tựa sát vào bức tường canh cửa bếp, từ từ ngồi xuống.
Bên ngoài căn nhà theo lối kiến trúc Huy Châu tường trắng ngói đen này, trúc cần câu mọc xanh rì khắp núi đung đưa trong gió, phát ra tiếng xào xạc dịu dàng.
Cánh đồng hoa cải dầu rộng thênh thang cũng đang đua nhau nở rộ.
HOÀN CHÍNH TRUYỆN