Chương 168: Người nam kẻ bắc

Mấy ngày trước Nhạn Bình đến Hoài Tống tìm nàng. Sau chiến sự Vạn Thành, Lý Sách lưu nàng ở đó đợi tin tức Sở Kiều, nhưng bẵng hơn tháng trôi qua, người vẫn không thấy bóng dáng đâu hết. Bọn người Hạ Tiêu cũng rất nôn nóng.


Lý Sách hắn cũng rất biết điều, ban thưởng cho nàng cùng Tú Lệ Quân rất trọng hậu. Bọn họ đưa Tú Lệ Quân về lại Đường Kinh để chờ Sở Kiều. Quân đội Tú Lệ Quân khá đông, mà lần lượt kéo vào Hoài Tống e có chính biến, nhiễu loạn lòng dân. Nên mượn danh nghĩa Tú Lệ Vương chi viện, Tú Lệ Quân đường hoàng chính chính ở lại Đường Kinh. Còn Nhạn Bình một thân một mình lên đường qua bên ấy trước.


Lúc Nhạn Bình đến nơi cũng vừa hay tin Yến hoàng đã tỉnh. Mà chuyện kinh thiên động địa không kém là ngài đã quên tỷ tỷ của nàng, người bạn sớm chiều bầu bạn, thanh mai trúc mã với mình. Nhìn Sở Kiều chật vật với bào thai, bụng to hơn trước, nhưng ăn uống khan hem nàng rất đau lòng.


Có những lúc thấy nàng một mình trong thư phòng hí hoáy viết gì ấy rất lâu, nghĩ nàng đang bận quân cơ bên chỗ Hạ Tiêu gửi qua nên không vào phiền nhiễu. Bẵng đến chiều vẫn không thấy Sở Kiều bước ra khỏi phòng thì vô cùng lo lắng nên mạnh dạn bước vào. Phòng tràn ngập giấy viết, giấy vò cũng có... vương vãi rơi trên áng thư, văng ra đến tận cửa.


Sở Kiều vẫn ngồi như thế. Như người vô hồn nhìn xuyên qua mớ giấy hỗn độn.


Yến Tuân. Yến Tuân. Tất cả giấy chỉ có mỗi hai chữ Yến Tuân. Sở Kiều chìm đắm trong sự thống khổ mà không thể tỏ cùng ai. Nên nàng chỉ có thể mượn cách này hay cách khác để quên đi những điều mình đang nghĩ, đang nhớ về. Như bút đặt xuống vẫn là hai chữ Yến Tuân. Hình ảnh nó đã khắc sâu tận tâm can, không thể nào lung lay và xóa mờ.


available on google playdownload on app store


...
" Ta nghe Trưởng công chúa bảo khanh đang mang thai. Nên phải hết sức thận trọng." Yến Tuân nhẹ nhàng đến bên cạnh Sở Kiều. Lúc này đang đứng trên lầu Hư Các nhìn chân trời xa xăm hướng Bắc, lòng bàng bạc đơn chiếc. Chợt nghe thanh âm bên tai vọng đến rất quen thuộc. Là chàng.


" Yếnnn..." Lời vừa nói bỗng ngập ngừng trong môi, nỗi chua xót dâng trong huyết quản, sóng nước đâu ùa đến mang theo sự uất nghẹn khó tả nên lời.


Nam nhân nhìn nàng hai chân mày châu lại, hắn nghe nhói nhói nỗi đau âm ỉ trong lòng mỗi khi người nữ nhân này mắt nhạt nhòa nhìn hắn. Có gì đó đau đớn, yêu thương, khoắt khoải, chờ đợi...


Hắn không biết vì lẽ nào mình lại có cảm giác như thế. Vừa quen thuộc, vừa xa xăm. Nhưng ký ức về những điều đó chỉ màu trắng xóa.


" Phu quân nàng đâu? Sao phải một mình hộ tống ta trong rừng Nguyên Sắc?" Yến Tuân vừa nói vừa giơ khẽ bàn tay bốn ngón lên, nhẹ nhàng lau nước trong khóe mắt Sở Kiều. Người nàng như run lên vì sự va chạm, bàn tay dưới vội vàng giơ lên đỡ cánh tay yêu thương nàng ngày đêm mong mỏi... nhưng lời vừa dứt kia chỉ làm nước mắt bên trên trực trào không ngớt, bàn tay bên dưới lại quay về chỗ cũ, siết chặt đến ửng đỏ.


" Chàng... chàng đang... bị bệnh nên..."
" Khanh đừng khóc nữa. Vậy thu xếp về Bắc Yến, sớm đoàn tụ cùng người. Ta đã khỏe hơn. A Tinh cũng sớm đến đây. Đừng lo nữa." Yến Tuân thấy nữ nhân lòng thương nhớ phu quân nên sóng nước bi thương chợt xót xa an ủi.
" Vâng, Bệ hạ."


" Khanh có công hộ giá, muốn ta thưởng lễ vật gì cứ nói. Khi về Sở Thành, ta sẽ trọng thưởng đưa đến Bắc Yến." Yến Tuân lại dịu dàng nhìn người nữ tướng dưới trướng mình. Nàng thật nhỏ bé dưới ráng chiều trên lầu cao, ánh mắt đượm buồn bi ai vẫn không che hết sự mỹ lệ đường nét trên khuôn mặt. Hắn nhìn nàng có phần thích thú và yêu mến. Như Trọng Vũ, một nữ nhân tài giỏi xuất thân từ Đại Đồng Hành, nhưng có điều Sở Kiều đây tài mạo có phần hơn người, nên khi nhìn nàng rơi lệ, cũng khiến người đối diện mủi lòng thương cảm khôn xiết.


" Thần chỉ có một thỉnh cầu. Mong Bệ hạ người thành toàn." Sở Kiều đè nén cảm xúc trả lời Yến Tuân.
" Được."
" Thần không cần ban thưởng gì khác, chỉ mong Bệ hạ có thể ban cho thần nhẫn nạm bạch ngọc người đang đeo trên tay."


" Đây? Nó đã bị rạn nứt thế này, sao có thể ban tùy tiện. Về Sở Thành ta tìm một chiếc cao quý hơn ban thưởng cho khanh."
" Thần... không cần chiếc khác. Thần chỉ muốn có nó." Sở Kiều vẫn khăng khăng xin Yến Tuân ban cho mình.


" Thôi được. Tùy khanh vậy." Yến Tuân đành nhượng bộ nàng, có lẽ nữ nhân mang thai thật kỳ lạ, chiếc nhẫn xấu xí thế kia vẫn cứ xin ban thưởng thay cho châu báu khác. Lẽ nào các thai phụ đều như thế sao? Haizz... nói đoạn quay người bước đi.


Sở Kiều một mình đứng lặng trên đài mải miết nhìn bóng người yêu thương khuất dần sau mỏm đá mới thôi, nàng giơ ngón tay áp út mình lên, ngắm kỹ chiếc nhẫn ngày nào Yến Tuân bẽn lẽn tặng như cầu hôn nàng.


Rất tiếc bây giờ nó chỉ còn lại mớ rạn nứt, cùng những đường đứt quãng nối khúc.
Đã từng rất đẹp, băng khiết, đổ vỡ tan tành, lượm nhặt rồi chắp vá.
Đã từng rời bỏ vì không cần, ném đi vì tức giận, nâng niu vì thiếu vắng, nuối tiếc vì lỡ đánh mất.


Đã từng sai lầm rồi hối hận, dày vò và tuyệt vọng.
Đã từng... lỡ nhau bao nhiêu lần nữa đây trong cuộc đời?
...
Trước khi Sở Kiều khởi hành về Bắc Yến, Nạp Lan Hồng Diệp đã chủ động đến gặp nàng hỏi han.
" Nàng không chờ Yến hoàng thêm sao?" Hồng Diệp nhẹ nhàng bắt chuyện nàng trước.


Sở Kiều nhìn vị Trưởng công chúa ôn nhu, đức hạnh lòng thầm ghen tị. Nàng quả thật có tất cả những điều nữ nhân luôn khao khát. Xinh đẹp, thông minh, cơ trí, đức hạnh là nữ nhân mà bất kỳ nam nhân nào cũng ao ước mong chờ, huống chi Yến Tuân chàng, anh hùng và mỹ nhân xứng đôi giai ngẫu.


" Ta không thể chờ thêm. Bắc Yến đang cần ta. Còn chàng, có lẽ quên ta cũng là một cách tốt." Sở Kiều cười khổ.
" Đứa trẻ có phải hài tử của chàng?" Hồng Diệp vẫn muốn tìm hiểu chuyện này.
Nàng nhìn Trưởng công chúa, nở nụ cười nhạt tự giễu:


" Quan trọng sao? Những gì liên quan đến A Sở đều không nhớ thì chuyện này có đáng được nói ra không?"
...
Hôm ấy Yến Tuân không đến tiễn nàng, chỉ có Huyền Mặc thay Hoài Tống tạm biệt. Đi cùng nàng có Nhạn Bình và bọn người Hạ Tiêu.


Khi vó ngựa Tú Lệ Quân vừa rời khỏi thành cũng là lúc đoàn Hắc Ưng Nhân của A Tinh vừa đến. Cho nên A Tinh vẫn không có cơ hội khuyên can Sở Kiều nán ở lại.
Âu cũng là ý trời. Người Nam, kẻ Bắc đã là một nghiệt duyên.
--------------------------------


Ba tháng sau, hoàng triều Sơ Nguyên liên hôn cùng Hoài Tống. Nạp Lan Hồng Diệp dùng Hoài Tống làm quà sính lễ cho mình. Yến hoàng tiếp nhận Hoài Tống như nước chư hầu của Sơ Nguyên Yến thị.


Nạp Lan Hồng Diệp rời bỏ quê hương một mình đến Sở Thành. Yến Tuân đặc cách cho Huyền Mặc chấp chưởng việc triều chính tạm thời thay cho con trai của Nạp Lan Hồng Dục.


Ngày 20 tháng 3 năm 779, theo lịch Bạch Dương, Nạp Lan Hồng Diệp lên ngôi Hoàng hậu. Yến Tuân muốn bày tỏ sự tri ân của mình ở Nạp Lan thị, người đã tương trợ quân khố khi hắn gầy dựng đất nước nên xây cho nàng cung điện phía Đông tẩm cung Hoàng Đế đặt tên là Đông Nam.


Hai tháng sau Nạp Lan Hồng Diệp qua đời vì sức khỏe suy yếu. Nàng vốn thân thể không tốt nhưng vì cán đán chuyện quốc gia Hoài Tống nên mãi vẫn không buông bỏ được. Một phần vì cảm mến Yến hoàng, một mặt để bảo vệ huyết mạch Nạp Lan và Hoài Tống nên miễn cưỡng liên hôn cùng hoàng triều Sơ Nguyên.


Suốt thời gian tại vị, Yến Tuân luôn dùng lễ nghĩa tôn trọng và chăm sóc nàng ân cần chu đáo. Nàng cũng dùng tâm kính cẩn Yến hoàng. Hai người bên nhau như tri kỷ, tuyệt không có tình cảm nam nữ luyến ái. Bởi Nạp Lan Hồng Diệp biết rõ người trong lòng Yến Hoàng là một người khác nên không thúc ép, phần vì mình bệnh tình không tốt, nên vẫn trọng lễ nghĩa thì tốt hơn.


Yến Tuân, hắn đối với vị Hoàng hậu này tuy có chút cảm mến đức hạnh và tài trí của nàng nhưng cũng chưa đến nỗi phải liên hôn. Cho nên, cuối cùng đây vẫn là một hôn nhân chính trị.


Nạp Lan Hồng Diệp ra đi thanh thản, cuối cùng nàng vẫn không nói việc Huyền Mặc với Yến Tuân. Chàng đã dùng tình cảm tri kỉ chăm sóc nàng những năm tháng cuối đời cho nên niềm vui này còn gì sánh bằng. Nói ra chuyện đó chỉ làm chàng áy náy, chàng đã bảo hộ Hoài Tống thay nàng, lại không ghét bỏ nữ nhân yếu đuối như nàng thì còn gì luyến tiếc nữa đây?


Có những chuyện nên cất trong lòng vẫn nên giữ lại đến cuối cùng. Những điều không bao giờ có được thì nên hạnh phúc với những gì mình đang có, đừng khuẩn cầu hay tham lam. Vì tất cả mọi người đến với nhau cũng bởi một đoạn nhân duyên nào đấy của trời đất tác hợp. Mà duyên mỏng thì nên trân trọng những ngày tháng còn bên nhau. Bởi không có tình yêu đẹp đẽ đến suốt đời suốt kiếp mà không trải qua đau thương, mất mát và tổn thương nhau.


Nàng nhìn Yến Tuân và Sở Kiều, hai người yêu nhau đến sống ch.ết nhưng không đến được với nhau, người Nam, kẻ Bắc. Rõ ràng gần nhau trong gang tấc, nhưng người kia lướt qua như nước vô tình chảy, người có tình ở trời Bắc lại đau đáu một niềm đau khôn xiết. Họ đã trải qua những tháng ngày hạnh phúc bên nhau không ngừng nghỉ như giây phút thăng hoa của tình yêu, nhưng cũng có lúc đau đớn đến nghiệt ngã.


Bởi vậy, không có tình yêu đẹp vĩnh cữu, chỉ có giây phút đẹp vĩnh cửu của tình yêu.
Người kiên trì đi qua cánh cửa của hạnh phúc yêu thương lại đến nơi tận cùng của tâm gan đứt đoạn mà vẫn hướng về nhau, thì họ sẽ nắm tay nhau đi hết suốt kiếp này.


Yến Tuân chàng một lòng chăm sóc nàng tận tụy như bạn tri kỉ điều mà trước đây nàng chưa từng dám ao ước. Một nữ nhân hoàng tộc như nàng, vai mang gánh nặng quốc gia thì tình riêng chỉ ví như gánh nặng không nên có, nên niềm ước ao kia thật xa xỉ.


Nàng đã có quá nhiều thứ trong đời, được bên cạnh người mình yêu thương, sớm chiều bầu bạn, tuy không là một đôi phu thê tròn nghĩa nhưng cũng nghĩa trọng tình thâm.


Vậy nàng còn khao khát gì hơn nữa chứ? Huyền Mặc. Cái tên ấy nên đi cùng nàng vĩnh viễn vẫn tốt hơn. Nạp Lan Hồng Diệp nghĩ đoạn thì nhắm mắt, người ngọc thanh lan nở như đóa hồng xuân tươi, tuy hơi ấm của người đã dần lạnh lẽo nhưng nét hoa xuân vẫn rất rạng ngời và mãn nguyện.


Một kiếp con người chỉ có thế. Có thể nở lóe một phút giây nào đó thật rực rỡ, nhưng khi nhắm mắt rồi, liệu ai còn nhớ đến người? Điện Đông Nam còn đó, vẫn còn người nhớ đến nó như một hoài niệm người thiếu nữ tóc cài trâm chim loan ngậm ngọc của Yến thế tử tặng cho thê tử bằng hữu Huyền Mặc, nhưng Nạp Lan Hồng Diệp nàng đã vờ nói dối Yến Tuân được người kia tặng lại nên luôn mang nó theo suốt những tháng cuối đời.


--------------------------------  
Năm năm sau.
Trên khu đồi nhỏ, một đám trẻ Bắc Yến đang nô đùa đuổi bắt nhau, tiếng cười giòn tan răn rắc, quanh chúng là những A ma, A mã.(*)
(*) cách gọi cha mẹ của hài tử người Bắc Yến.


Hoàn Hoàn nghe tiếng khóc của Nguyên Cát liền cười lớn. " Phải cho bọn chúng nếm mật nằm gai như trước đây mới luyện thành mình đồng da sắt. Chứ như vầy té môt chút là khóc thật mất mặt."


Nguyên Cát con trai của Hoàn Hoàn và tướng Cảnh Dân dưới trướng Tú Lệ Vương, 5 tuổi, trong y phục xanh lơ, dáng đi hấp tấp nên dễ té, đầu có vài chỏm bím nhỏ, mắt mũi dàn dụa nước. Thoáng chốc lại thôi khóc chạy lên giật giật ít tóc của vài đứa khác trêu ghẹo. " Òe!" Hắn vừa nói vừa le cái lưỡi nhỏ nhát ma đứa trẻ nọ.


Nào dễ dàng, đưa trẻ nọ, Quý Ly, con trai tướng quân Hợp Cách, phó quan tham mưu Bắc Yến, 6 tuổi, đứa trẻ lớn nhất. Hắn trong y phục vàng nhạt ráng chiều hơi lượm thượm một chút do dáng người to béo hơn tuổi: " Nguyên Cát, đệ đừng bỏ chạy đó, đứng lại." Nói đoạn hắn lê khổ người ục ịt của mình đuổi theo Nguyên Cát, miệng í ới la hét. Hợp Cách cũng chỉ phì cười nhìn bọn trẻ.


Bắc Yến lúc nhàn hạ, Sở Kiều thường cùng đám trẻ của các tướng sỹ quây quần bên đồi vui chơi, nói chuyện phím, đến chuyện cười người Khuyển Nhung.


Khuyển Nhung sau trận đánh năm năm trước ở Vạn Thành vẫn chưa hết kinh sợ, lâu lâu lại dấy binh qua Bắc Yến nhiễu loạn, cướp bóc, chặn xe công vụ, càn phá thôn làng, giẫm nông sản nông dân vừa cấy,.. không có chuyện xấu nào bọn chúng không làm. Kể vậy cũng đỡ nhàm chán. Chiến tranh đi qua, không có can qua chút chút bọn người Tú Lệ Quân của nàng chẳng biết làm gì.


Mấy năm trở lại Bắc Yến, nàng một mình chèo chống gây dựng nhà cửa, gia súc, đường xá, công thương mở lộ. Sau ba cuộc tấn công Bắc phạt lần ba, Bắc Yến lại rơi vào hỗn độn, khắp nơi đều tiêu điều. Sau trận chiến năm đó, Yến Tuân vội vã cùng đoàn quân viễn chinh tấn công Đại Hạ ngay trong ngày, để lại Trọng Vũ một mình cán đáng với vô số phát sinh. Nàng cũng thật vất vả. May sao có nàng quay về, chỉ dẫn dân chúng cách khôi phục dân số cùng quân lương, tích cực tăng gia sản xuất những vụ mùa dễ nhất để có lương thực chống đói, sau đó mới qua mùa vụ dài hạn rồi đắp đường, xây cầu bù đắp tổn thất chiến tranh.


Hoàng triều Sơ Nguyên ra đời đóng đô tại Sở Thành, nên kinh tế Bắc Yến được vực dậy nhanh chóng sau đó. Nàng với Yến hoàng vẫn trao đổi công vụ thường xuyên về Bắc Yến.


Yến hoàng là người thông minh mẫn tuệ lại thống tình hiểu lý nên thường những tấu chương nàng dâng đều được người phê chuẩn nhanh chóng và chi viện quân thảo mùa đông từ rất sớm.


Trọng Vũ được điều về đế đô giữ chức Đại học sỹ như phong tước nàng được thưởng lúc trước. Sau đó, Trọng Vũ cùng Ô Thừa tướng cũng thành phu thê dưới sự ban hôn của Yến hoàng. Cả nhà hoan hỉ. Nàng cũng được mời đến dự. Một phần đường xá xa xôi, một phần hài tử còn nhỏ không tiện lưu xa nên ngậm ngùi khuất hẹn, chỉ kịp gửi đến quà mừng cho đôi tân lang giai nhân bách nhiên giai ngẫu. Họ một đời yêu thương trong kiềm nén, vì vận mệnh quốc gia nên dốc lòng phục vụ cuộc chiến tranh giành độc lập của Bắc Yến. Sau đó với sự uyên bác của mình Ô tiên sinh đã giúp cho Yến hoàng rất nhiều trong việc cai dân trị nước, Yến hoàng một mực kính trọng và chiêu đãi như bậc thánh hiền. Trọng Vũ cô nương con người thẳng thắn, trung thành lại cơ trí nên không những đào tạo ra lớp sỹ tử tài kinh thao lược mà còn phân bố đều về các địa phương, giúp mở mang cơ địa và thúc đẩy mạnh giao thương địa phương.


...
" A ma, người ra chơi với chúng ta đi. Oanh nhi muốn chơi trò đánh trận trên ngựa."


Yến Oanh, hài tử nàng, năm nay lên 5, hắn rất hiểu chuyện và thông minh. Nàng một mình vừa làm mẫu thân vừa làm phụ thân nên cũng có chút vất vả. Hạ Tiêu biết chuyện nên vẫn qua thăm nom giúp đứa trẻ này, nhưng nàng luôn từ chối. Vì hắn không có phụ thân, nên nàng muốn hắn phải tự lập nhiều hơn, phần khác hắn là nam nhân, sau này phải cáng đáng việc cai trị Bắc Yến, trở thành Bắc Yến Vương đời kế tiếp nên nếu không rèn hắn từ lúc nhỏ, e rằng sau này hắn sẽ ỷ y vào nàng. Hơn nữa, nếu nàng có gặp chuyện gì không hay, thì mình hắn sao có thể chống đỡ nổi vùng lãnh thổ rộng lớn này.


Bắc Yến là quê hương của nàng nhưng trên mảnh đất này người có mối quan hệ máu mủ thật sự với nàng chỉ có hắn. Cho nên nàng hoài vọng và gửi gắm lên hắn rất nhiều trọng trách.


Yến Oanh kéo tay nàng ỳ ạch chạy ra chỗ đám đông bọn trẻ tụ tập khi nãy. Quanh bọn trẻ, phụ mẫu tề tựu hầu như đông đủ. Lại là trò này. Nàng thật mệt với nó.


" A, ngựa đâu mau đến đây nào." Giọng Yến Oanh trẻ con trong trẻo lảnh lót bên tai khiến các người làm phụ mẫu như nàng và bọn Hạ Tiêu không thể kiềm chế nổi.


Bắt đầu là người, "A ma, người ngồi xuống đi, hài nhi mới lên được." Yến Oanh bắt nàng ngồi xuống, hắn phóng người lên vai nàng, xong chiễm chệ thúc hai chân lên ngực nàng... Ụy..
" Đứng lên đi ngựa ơi"
Lần lượt bên cạnh nàng là "tướng quân" Thôi Vũ nhi tử của Hạ Tiêu và ngựa cũng là hắn.


Kế đến là Nguyên Cát "tướng quân", hài tử của Hoàn Hoàn, nhưng Hoàn Hoàn nàng có phu quân Cảnh Dân làm ngựa nên đỡ khổ hơn Sở Kiều nàng.
Quý Ly "tướng quân", hài tử của Hợp Cách.
Sau cùng là tiểu quận chúa "nữ tướng" Hoài Ngọc, hài tử Sỹ Thanh, em họ Hoàn Hoàn.


Năm "tướng quân" đồng loạt thúc ngựa xáp lá cà, tay cầm kiếm gỗ đâm chém loạn xạ. Bọn chúng còn quá nhỏ nên Sở Kiều bọn nàng chưa thể dạy cưỡi cung, bắn ngựa nhưng vì quân doanh gần đây nên bọn trẻ thường đến xem nàng duyệt binh, luyện võ. Thế là các thế võ mới ra đời, chế biến xào nấu thành mớ hỗn độn. Kiếm bay tứ tung trên đầu phụ mẫu.


Chạy. Yến Oanh thúc chân mạnh lên người nàng, ra chiều chạy nhanh. Bình thường hắn biết A ma sẽ đau nên làm nhẹ nhàng một chút, nhưng khi "chiến sự quyết liệt" chẳng hề nương tình, có khi thúc mạnh đến nàng muốn điên tiết quăng hắn xuống "ngựa" " A ma, người mệt hay sao mà ngựa chậm vậy?" Giọng thỏ thẻ của hắn làm nàng xiêu lòng, "ohh. A ma không mệt, ngựa chạy nhanh đây, "tướng quân" giữ chặt người nhé"


Đằng sau "tướng quân" Nguyên Cát vùng chạy đến " Yến Oanh, ngươi chạy đâu cho thoát?".
" A ma ơi, ch.ết Oanh nhi rồi, hắn đã đến kịp, chúng ta có nên quay lại đánh trận cuối không?"


" Có chứ, "tướng quân" phải dũng cảm trên sa trường, không thể là con rùa rút đầu bỏ chạy." A ma Sở Kiều hưởng ứng tinh thần cho "tướng quân".


" Yến Oanh, cứu muội." bên kia là Hoài Ngọc "nữ tướng" gấp gấp đưa bàn tay nhỏ chìa đến Yến Oanh. " A ma, ta phải qua đó cứu muội ấy, muội đang chờ ta." " Không được, bên đó địch đông lắm, "tướng quân" sẽ ch.ết." " Nhưng muội ấy đang chờ ta. Ta không thể không đến được."


Sở Kiều nghe những lời trẻ thơ của Yến Oanh thì bùi ngùi xúc động, vùng mũi có chút ửng đỏ nhớ lại chuyện đã nhiều năm trước...


Xoạttt... aaa... giọng Yến Oanh rên la sau lưng nàng. Thì ra nàng vừa lúc suy nghĩ miên mang nên vấp phải vật cản bên dưới, do sức nặng trên người nên cả cơ thể bật lại phía sau, làm cho Yến Oanh bị đè bởi thân người nàng, nên hắn mới kêu la đau đớn như thế.


" A ma, người có đau ở đâu không? Đứa trẻ bên dưới vừa nãy còn kêu la, giờ thấy nàng nhăn mặt thì lo lắng khôn xiết.


Một bàn tay nam nhân hơi thô ráp khẽ khàng chìa đến kéo nàng bật dậy, tay còn lại bế thốc một bên Yến Oanh. Cả hai tay làm đều cùng lúc theo hướng cân bằng nên trong chốc lát, hai mẹ con nàng đã bật dậy mà chưa kịp nhìn người nọ đến từ đâu.
Hết chap.
----------------------------


ĐÔI LỜI NGƯỜI VIẾT TIẾP TRUYỆN
Cuộc đời Yến Tuân luôn có sự hiện diện của hai người con gái, những người đã âm thầm hay ngày đêm bên cạnh, giúp đỡ hắn thoát vòng vây biển máu gầy dựng giang sơn.


Nếu một Sở Kiều là người bạn đồng hành những năm gian khó, sớm chiều bầu bạn rồi bên cạnh hắn cùng đi hết chặng đường đến cuối đời thì NLHD à người góp gạo thổi cơm, thuận gió đẩy thuyền cho Yến Sở hoàn thành bá nghiệp và khát vọng Bắc Yến của mình.


Đứng về phương diện nào đó, NLHD là ân nhân của hai người Yến Sở. Dù Yến Sở có giỏi cỡ nào, có thông minh ra sao nếu BY những ngày đầu gầy dưng không có lương thực liệu có sống sót qua ngày hay ko để tồn tại với tín ngưỡng?


Người thiếu nữ âm thầm bên cạnh chống đỡ, âm thầm vì hắn tham gia chính trường nhưng ko dám hi vọng được hồi đáp. Người thiếu nữ ấy tớ vẫn rất trân trọng nàng và cả trăn trở.


Nhưng rất tiếc, NLHD ko thể là người răng long đầu bạc nắm tay Tuân đi hết cuộc đời, mà nàng chỉ có thể như làn gió mát lướt qua, nhẹ nhàng đẩy thuyền hắn đi thuận bườm xuôi gió.


Vì thế tớ đã cho thêm chi tiết nàng vào một phần khớp với nguyên tác ( xử lý chuyện Huyền Mặc). Mặt khác, NLHD là ng xứng đáng ở ngôi vị Hoàng Hậu đầu tiên, mà không fai là Kiều. Hãy để cho Yến Sở gửi gắm cho nàng chút sự tri ân, dù hp không trọn vẹn. Vì tình yêu là không thể khuẩn cầu.


Cho nên nàng vẫn sẽ ch.ết, để ko chịu nhiều sự dày vò trog tình yêu ko lối thoát của mình.


Nhưng người thiếu nữ ấy cũng không thể ra đi trong hối tiếc. Vì nàng không đáng bị đối xử như thế. Rất tàn nhẫn. Chuyện Huyền Mặc lại ko cần nói ra. Vì không cần thiết vào lúc này. Tuân đã đối đãi tốt với nàng (ko như nguyên tác thờ ơ vì Tuân vẫn còn nhớ Kiều và hận NLHD đã hại ch.ết Huyền Mặc.) Xây điện Đông Nam riêng cho nàng. Người mất đi rồi, điện Đông Nam vẫn còn đó, thì ai bảo ko có ng nhớ, ko có ng hoài niệm về người con gái ấy.


Tớ cũng rất cố gắng xử lý cái kết nhân văn cho NLHD, vì nàng nên được trân trọng như thế trong cuộc đời này, tuy chỉ thoáng qua. Chúng ta thấy tiếc thương chứ không bi thương như nguyên tác.


Mong mọi người, fan Yến Sở đừng buồn. Vì mih cug là fan họ, không nhẫn tâm nhường ngôi vị Hoàng Hậu đầu tiên cho NLHD, nhưng cũng cần ai đó nói lên công đạo cho nàng.
Yêu nàng và tiếc thương cho một hồng nhan bạc phận!  






Truyện liên quan