Chương 17: Hội làng

Cuộc đời Lão Ba là một vở hài kịch trong bi kịch. Người ác ý có thể đem nó ra làm trò đùa để giễu cợt, người nghe có thể bật cười vì cái ch.ết vô lý của Thị Kim vợ lão, nhưng với người chứng kiến câu chuyện, người trải qua nó thì lại là nỗi đau khôn tả. Cũng chính vì vậy, sau biến cố đó, Lão Ba trở nên bất cần và gàn dở, ngày ngày làm gã ăn mày lê la khắp xó, tuy nhiên bản tính đa sự và hiếu thắng của lão vẫn còn lại ít nhiều. Nghe Lão Ba kể lại câu chuyện cuộc đời, Trần Gia đã hiểu vì sao khi nhắc đến dấu tay in trên áo, cả Lão Ba và Lão Cả lại có thái độ như vậy. Từ trong đáy lòng, lão thấy có chút hối hận vì mình không hiểu chuyện. Trần Gia tự nhủ: “Chuyện trên giang hồ quả thật ngoắt nghéo, từ này về sau dù bất cứ việc gì cũng hết sức cẩn trọng.”


Trần Gia chắp tay quay sang Lão Ba, nói:
- Mong người anh em thứ lỗi, quả thật do ta không hiểu chuyện nên mới gây ra hiểu lầm, hoàn toàn không có ý đồ gì.
Trần Gia khẽ cúi người tạ tội, nói:
- Mong Lão Ba huynh đệ đừng vì chuyện xưa mà quá đau buồn.


Lão Ba khụt khịt mũi, gật đầu. Lão Cả nãy giờ im lặng, lên tiếng:
- Chuyện đã qua lâu, không thể trách Trần huynh đệ được. Cũng sắp đến trưa, anh em ta có tụ hội tại thôn Kim Khê gần đây, mong người anh em đi cùng, ta vẫn còn chuyện cần nói.


Lão Cả gọi bọn cái Út, thằng Tý lại dặn dò gì đó, cả bọn cười rúc rích rồi chạy biến đi, sau đó, lại có hai người phi ngựa đi theo hướng khác. Bọn kia đi khuất cả rồi, Lão Cả, Lão Ba cùng Trần Gia và những người còn lại mới thu dọn lên đường.


Đi xuống chân đồi, họ men theo đường đồng vào làng, ngay đầu làng Kim Khê là một cây đa cổ thụ to, rễ cắm xuống đất chằng chịt, làng gần như được bao quanh bởi rừng tre, nứa. Gió thổi vào tre nghe xào xạc rất vui tai. Những người trong làng thấy bọn Lão Cả đều chào hỏi thân tình, xem ra đã quen thuộc từ lâu. Lão Cả dẫn mọi người đi vào đình làng, đình làng không to lắm nhưng sân phía trước thì rất rộng, lại có ao nước ở trước sân, nước trong và mát, đình xây theo kiểu ba gian, kiến trúc đơn giản. Vừa vào đến, có mấy người đã xuống ao rửa tay chân mặt mũi. Sân đình đã trải sẵn chiếu và bát đũa, chắc là sắp mở tiệc ở đây, bọn cái Út, Tý chạy qua chạy lại bưng bê bát đũa, vừa làm vừa đùa nghịch. Từ trong đình, có một lão già râu tóc bạc phơ, người gầy đét nhưng đôi mắt lại rất sáng, cụ mặc áo nâu, chống gậy tre, lọm khọm bước ra:


- A bọn bay về đây cả rồi à, bọn bay đi cả mấy tháng trời giờ mới viền (từ địa phương, nghĩa là về), cả làng ai cũng ngóng . Ơ mà thằng Hai mô rồi?
Lão Cả nhanh chân bước tới đỡ cụ già:


available on google playdownload on app store


- Chuyến này bọn con có nhiều việc, về đây thấy cụ khỏe là bọn con vui rồi. Con nhờ mấy anh em đi đón lão đệ rồi, chú ấy chắc lại đuổi chim bắt bướm ở đâu lạc đường ấy thôi.
Lão Cả nói xong, cả lão và cụ gì đều cười sảng khoái. Cụ già lại nói:


- Việc chi thì việc, đến bận cũng phải về chung vui với dân làng chứ.
Cụ già vừa nói, liền kéo Lão Cả ngồi xuống trõng tre ở giữa sân đình, mùi thịt nướng, mắm ngào ngạt, mùi rượu nếp thương lừng, dân làng cũng bắt đầu kéo đến, đông vui như hội. Lão Ba khẽ thì thầm với Trần Gia:


- Cụ đây là lão làng, chẳng ai biết cụ đã bao nhiêu tuổi, nhưng chắc hẳn phải ngót nghét 100, cụ như cây đa cây đề của cả làng, chuyện gì cũng nhờ cụ phân xử cả.


Trần Gia khẽ gật đầu, trước đây lão ở gia trang vốn thuộc tầng lơp khá giả, lại không nằm trong vùng ruộng đồng nên ít khi được tham dự những cuộc như vậy, nay thấy những người nông dân hiền hậu mà vui tươi, lão cũng cảm giác có gì đó rất gần gũi.


Từ cổng làng, có một người cưỡi trâu đi vào, con trâu đen lừng lững, béo mập, đôi sừng bóng loáng, người cưỡi trâu cũng lùn và mập, đôi mắt nhắm tịt như đang ngủ, theo sau là một đám trẻ con, vừa vào đến cửa đình, người cưỡi trâu vội vàng nhảy xuống, lão nhảy vội, lại vụng về nên té ngã, trông rất ngộ nghĩnh, mọi người đều cười ồ lên. Lão cưỡi trâu cằn nhằn:


- Có gì đáng cười đâu, cả đời mới nhìn thấy người ngã sao? Rồi lão hét lên: Lão Ba, lão đệ lão đệ, ngươi bị trúng độc sao rồi, ta đến đây.
Mọi người lại cười ồ lên, Lão Ba vừa cười vừa đáp:
- Lão Hai, đệ không sao, mạng đệ to lắm, huynh lạc ở đâu mà giờ mới tới.


Lão Ba quay sang Trần Gia, nói nhỏ:
- Đấy là Lão Hai của ta.
Lão Hai chào hỏi mọi người một loại rồi nói, giọng tức tối :
- Ta gặp đôi chim ngói béo lắm, sắp bắt được đến nói thì bọn kia chạy đến như ma đuổi đến, bảo ngươi trúng độc chi đó nên ta vội vàng phi về đây, tức ch.ết mất.


Lão Ba vừa cười vừa nói :
- Chứ không phải do Ngưu Ma Vương của huynh chậm chạp không đuổi được chim à, khà khà khà.
Lão Hai đáp :
- Ai thèm nói chuyện với ngươi, ơ chẳng hay vị huynh đệ nào đây ?


Lão Hai quay về Trần Gia hỏi. Lão Ba kể lại chuyện một lượt cho Lão Hai và tất cả mọi người nghe, xong lão giới thiệu với Trần Gia:


- Đây là Lão Hai sư huynh của ta, sư huynh ta khinh thường chẳng thèm học võ nghệ, nhưng bù lại lại có biệt tài xem sao trăng mà tính toán thời tiết mưa nắng, xem hướng gió hướng mưa chưa sai lệch bao giờ, trồng trọt cây cối, bắt chim bẫy thú lúc nào cũng đề huề, mùa màng của cả vùng này đều nhờ một tay sư huynh ta lo liệu tính toán, thế nên mọi người gọi sư huynh ta là Lão Hai Thần Nông.


Xong câu chuyện chào hỏi, hội làng bắt đầu. Trần Gia tạm quên đi những lo toan tính toán, hòa vào cuộc vui của những người nông dân bình dị, sau những lúc đồng áng vất vả, họ lại vui vẻ cười đùa, cuộc sống yên bình là như vậy: lao động và tận hưởng. Ngày vui, mọi người chỉ nói chuyện vui, ăn uống cười đùa và chúc tụng nhau, tất cả như một gia đình, gần như không có khoảng cách.






Truyện liên quan