Chương 75: Thiết côn Đặng Xuân Phong

Lúc này ở hậu cần vùng Kiên Mỹ, An Khê


Nguyễn Huệ đang gấp rút luyện quân và chế tạo thêm súng. Một số súng bị hư hỏng từ chiến trường gửi về cho Huệ để sửa chữa. Nhận thấy việc cải tiến và sản xuất thêm vũ khí là điều cấp thiết nên Huệ đã cho người đi khắp nơi để kêu gọi thợ rèn, thợ thủ công. Đặng Văn Long đóng vai trò chủ chốt trong việc huấn luyện và sản xuất gang, sắt. Nguyễn Văn Danh làm tham mưu cho Huệ trong việc luyện quân và chế tạo vũ khí.


Nguyễn Văn Tuyết huấn luyện thủy binh và quản lý việc đóng thuyền chiến. Bùi Thị Xuân cùng các đệ tử của mình thì huấn luyện voi chiến, lập thành đội tượng binh. Theo đó, tượng binh được phiên chế thành các đội, mỗi đội có từ 30-40 con. Đội voi ở mỗi tỉnh có tầu (chuồng) riêng, được các quản tượng trông nom, tập luyện. Trong các đợt tập trận lớn, các đội voi thường được đem ra diễn tập cùng các lực lượng khác. Trên mỗi voi chiến, ngoài người quản tượng còn có 3 đến 4 binh sĩ cầm vũ khí vừa bảo vệ voi vừa chiến đấu.


Đồng thời Xuân còn phối hợp với Nguyễn Thung, Huyền Khê quản lý vườn trầu của Nhạc, các loại nông sản được đưa về từ cánh đồng Cô Hầu, thúc đẩy việc buôn bán với các thương nhân trong và ngoài nước…


Một hôm Bùi Thị Xuân đang đứng ở vườn trầu Kiên Mỹ, chợt thấy một tráng sĩ trẻ tuổi tay cầm thiết côn, vai mang cung sắt, mình cưỡi ngựa ô truy, từ thôn Thuận Nghĩa chạy lên Phú Lạc. Thái độ hiên ngang, tướng mạo trung hậu.


Xuân thầm khen [người này thân mang chính khí, vẻ ngoài toát lên phong thái cũng một cao thủ, nếu như có thể gia nhâp vào nghĩa quân ắt làm nên đại sự]. Nghĩ vậy, Xuân bèn vận dụng khinh công của mình bám theo để dò xét. Đến chân hòn Trưng Sơn, tráng sĩ kia giục ngựa lên núi. Đường núi gập ghềnh mà ngựa chạy như trên đất bằng. Ngựa chạy quanh quất một hồi lâu rồi dừng nơi một khoảnh đất trống bằng phẳng nằm lưng chừng núi.


available on google playdownload on app store


Chợt một bầy quạ bay ngang qua. Tiếng kêu rộn ràng, tráng sĩ liền giương cung bắn ra liên tiếp 5 phát: 5 con quạ như 5 quả chín rụng xuống. Xuân nhìn thấy tiễn thuật của vị tráng sĩ kia thì cả kinh [đây là kỹ thuật bắn tên liên châu, người bắn phải là thuộc hàng cao thủ nhất lưu, cực kỳ tinh thông mới có thể bắn được, đàn quạ là vật động, không phải vật tĩnh như bia, ấy vậy mà y lại có thể bách phát bách trúng, người này quả nhiên không tầm thường. Cánh cung mà y đang sử dụng dường như là Liên Phát cung, một trong tứ đại thần cung. Lần trước khi gặp Văn Bưu đang bắn cung mình có hỏi qua, cung của huynh ấy dùng là Kỳ Nam cung, còn Xuân Kiều đại ca dùng là Vĩ Mao cung, ngoài ra còn hai cây nữa là Liên Phát cung và Thiết Thai cung. Nếu theo như mô tả của huynh ấy thì cánh cung này rất giống với Liên Phát cung]


Xuân tiếp tục quan sát, thấy tráng sĩ xuống ngựa, tháo yên cương cho ngựa ăn cỏ, còn mình thì cầm côn tập võ. Tiếng gió vun vút, khí lạnh bao quanh. Diễn tập liên tiếp ba bốn bài mà sắc mặt vẫn không thay đổi, hơi thở vẫn điều hòa. Thời gian quá hơn nửa buổi thì thắng ngựa trở về.


Vị tráng sĩ tạo cho Xuân từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bỏ qua việc người này có sức lực phi thường, võ nghệ tinh thông thì thanh thiết côn mà y đang dùng lại là một thần binh, trên giang hồ uy danh của song thần côn là không hề nhỏ, ngân côn do Đình Tú nắm giữ Xuân đã nhìn thấy qua, còn thiết côn tới hôm nay mới được nhìn thấy.


[Người này không những võ nghệ trác tuyệt mà trên thân lại sở hữu tới loại thần binh]
Nhìn theo bóng của vị tráng sĩ kia dần khuất xa, Xuân tự trách: ""Bậc anh tài như thế này ở trước mặt, mà bấy lâu nay mình có mắt cũng như mù""


Sau khi trở về nhà, Xuân bèn cho người đi thăm dò về vị tráng sĩ kia. Rất nhanh, tin tức về vị ấy đã được điều tr.a ra. Vị tráng sĩ kia tên là Đặng Xuân Phong và Trưng Sơn là nơi tráng sĩ thường đến tập luyện. Dưới trướng của Phong có một đoàn tráng đinh hơn 30 người theo học võ, người dân ở đó thỉnh thoảng lại gặp nên chỉ cần thăm dò là biết được ngay. Bùi Thị Xuân trọng tài nên đã viết thư tiến cử lên Nhạc trại chủ.


Khi ghé thăm Huệ đang luyện quân ở An Khê thì Xuân bèn kể lại chuyện gặp được vị kỳ nhân kia. Huệ là người giỏi võ, trọng anh hùng nên khi nghe qua chuyện của Xuân thì lấy làm vui mừng, muốn tới tìm người đó ngay. Nhưng chưa kịp đi thì có quân tình từ Mỹ Thị gửi về, trong thư Nhạc triệu hồi Nguyễn Huệ về thành Quy Nhơn, nhanh chóng chuẩn bị đội ngũ, trang bị vũ khí, lương thực chờ lệnh của Nhạc.


Thành Mỹ Thị
Sau buổi nghị sự Lân gấp rút tới khu thợ mộc tiến hành họp các đội trưởng lại. Tú và Huy Đống không chịu nghỉ ngơi mà nhất quyết tham gia.
Lân nói: ""Số gỗ này ta sẽ chế tạo làm súng để chuẩn bị cho cuộc chiến với quân Trịnh""
Mọi người tỏ ra nghi hoặc, Tú lên tiếng hỏi:


""Ban đầu đệ nghĩ đại ca dùng số gỗ này để làm hỏa thương hoặc hỏa cầu gì đó, còn lấy gỗ để làm súng liệu có được không?""
Huy Đống thì rất tin tưởng ở Lân nên vội nói ngay:
""Ta tin tưởng ở đại ca, đại ca nói làm được thì ắt là làm được""


Lân nhẹ mỉm cười: ""Ta biết mọi người sẽ có nghi hoặc, không tin tưởng lắm nhưng cứ theo ta mà làm trước đi, làm xong thử nghiệm ngay là mọi chuyện sẽ rõ""
Lân vẫn tay gọi một người lính thân vệ lại căn dặn:


""Ngươi đi đến doanh trại chế tạo hỏa khí báo với đội trưởng cho người mang qua đây cho ta một thùng thuốc súng và đạn""
Người lính chắp tay: ""Tuân lệnh đô đốc""
Nói rồi xoay người chạy đi ngay. Lân chậm rãi nói tiếp:


""Phàm súng đồng súng gang, người đời dễ biết, còn phép làm súng gỗ, chưa ai biết cả. Người làm tướng không nên không xét mà dùng. Trước tiên lấy gỗ cứng làm thành hình súng, thành rất dày, lòng rất rộng. Phần sau ống súng ước độ 1 thước thì trong lòng để nguyên.


Sau đó xẻ dọc ra làm hai mảnh. Lại lấy các thứ vôi, phân voi, mật, đất thó hòa lẫn với nhau đem bôi vào lòng súng, cốt cho trơn, xong rồi ghép hai mảnh lại thành một khẩu súng. Lại lấy vôi, nhựa trám, nhựa thông, mật, hòa lẫn nhau gắn vào chỗ hai mảnh ghép nhau, rồi lấy dây sắt cuộn đánh đai thân súng lại cho chắc chắn. Tiếp đến xoi một lỗ cho ngòi thuốc vào. Nhồi đạn và thuốc súng vào để bắn, hiệu quả không khác gì súng đồng súng gang"".


Súng gỗ này có nhược điểm là không bảo quản được lâu, dễ hư hao hơn so với các loại súng đồng, súng gang. Nhưng nó có thể chế tạo nhanh, nguyên vật liệu dễ dàng tìm thấy, kỹ thuật chế tạo cũng không quá phức tạp.


Sau đó Lân hướng dẫn từng bước cho những đội trưởng lành nghề chế tạo. Tới giờ Dậu thì 5 cây súng làm bằng gỗ đã được hoàn thành. Thuốc súng và đạn cũng được mang tới. Lân tự mình nhồi thuốc, lắp đạn bắn thử nghiệm, kết quả làm mọi người phải trầm trồ, kỳ thật không khác gì so với súng thường dùng.


Tú cũng muốn thử nghiệm nên lấy một cây, làm theo như Lân chỉ dẫn, tiếng nổ giòn tan, viên đạn được bắn đi, nòng súng thì vẫn nguyên vẹn không hề bị hỏng như trong tưởng tượng của mọi người.


Trong 5 khẩu súng thử nghiệm thì chỉ có một khẩu súng là chưa đạt yêu cầu. Lân lấy 4 khẩu còn lại giao cho đội thợ mộc làm chuẩn để chế tạo.


""Khi chế tạo mọi người cần phân công thêm một đội thử nghiệm, cứ sản xuất ra là thử nghiệm ngay để phát hiện khẩu nào dùng được, khẩu nào cần chỉnh sửa, mạng sống của người lính tùy thuộc vào nó, vậy nên ta mong rằng mọi người nên làm việc thật nghiêm túc và cẩn thận""


Tất cả đội trưởng đồng thanh đáp:
""Tuân lệnh đô đốc, thuộc hạ sẽ không phụ sự kỳ vọng của đô đốc""


Lân gật đầu vừa ý [đội thợ mộc này theo mình từ ngày đầu, bây giờ số lượng người gia nhập ngày càng đông, trong số những người này có không ít người xuất thân từ đội xây dựng nhà do mình thành lập, nên đối với họ mình có chút thiên vị hơn so với các đội khác. Mong là lần này họ không làm mình phải thất vọng]


Lân quay nhìn Tú nói:
""Chúng ta sắp phải tiến quân xuống Trà Sơn, đệ lại không được nghỉ ngơi rồi. Bây giờ tranh thủ về doanh trại của mình nghỉ sớm đi, sáng mai tập hợp binh lính để chuẩn bị cho công tác hành quân""
""Nhanh như vậy đã phải ra chiến trường rồi sao?"" Tú ngơ ngác hỏi


""uh, cũng không còn cách nào, quân Trịnh đã bắt đầu cho quân xuôi nam rồi, haizz…""






Truyện liên quan