- Chương 1: Lời người dịch
- Chương 2: Lời nói đầu
- Chương 3: Khởi đầu
- Chương 4: Ví dụ như paula
- Chương 5: Cái gì sáng lấp lánh lên thế kia?
- Chương 6: Và ví dụ tiêu cực paula vẫn tiếp diễn
- Chương 7: Brigitte thấy heinz cũng kinh tởm! cả Brigitte cũng kinh tởm heinz
- Chương 8: Nhưng rồi một hôm
- Chương 9: Lại một quả hú hí sướng thế!
- Chương 10: Chỉ có tình yêu đem lại cho chúng ta sự sống!
- Chương 11: Trong khi đi dạo
- Chương 12: Những si mê của Paula
- Chương 13: Một ngày đẹp trời,
- Chương 14: Tiếp: Cảm xúc của Paula
- Chương 15: Brigitte ghét Heinz
- Chương 16: Giờ thì tình yêu đến rồi
- Chương 17: Những khác biệt giữa Susi và Brigitte nét đồng điệu hú họa giữa Susi và Brigitte
- Chương 18: Đã yêu là sẽ tìm được cách
- Chương 19: Tiếc rằng
- Chương 20: Thế rồi
- Chương 21: Thậm chí tôi có một cô bạn gái
- Chương 22: Thiên nhiên trên kia
- Chương 23: Đến đoạn này ta phải ngắt số phận Brigitte một cách khá đột ngột
- Chương 24: Bây giờ Paula
- Chương 25: Số phận của Brigitte
- Chương 26: Ngày lại ngày
- Chương 27: Báo cáo sơ kết
- Chương 28: Cái chết của lão Hen lại được việc
- Chương 29: Dạ con của Brigitte
- Chương 30: Đám cưới
- Chương 31: Ra nhà mới
- Chương 32: Còn Paula có gì? Cũng một giang sơn mới
- Chương 33: Thêm một lễ đính hôn
- Chương 34: Paula sa ngã ra sao
- Chương 35: Lời bạt
Tác giả: Elfriede Jelinek
Người dịch: Lê Quang
Giới thiệu
"Nếu một người có số mệnh thì đó là đàn ông, còn nếu một người chịu số mệnh thì đó là đàn bà". Thế nên trong Tình ơi là tình, cuốn tiểu thuyết quá đỗi hài hước của Elfiede Jelinek, giải Nobel văn chương năm 2004, phụ nữ đã phải rắp tâm đi tìm số mệnh cho mình. Brigitte và Paula, hai cô thợ may đang muốn thoát khỏi cái kiếp may nịt vú trong một nhà máy ở miền núi nước Áo, cô thì nhắm vào tiền đồ, cô thì nhắm vào tình yêu, với hai gã đàn ông chẳng đáng mặt, Heinz béo phị đáng ghét, Eric đần độn thô thiển, rồi một cô thắng lợi mỹ mãn, một cô bất hạnh cay đắng... Và câu chuyện nghịch dị của Jelinek, nơi gói ghém những toan tính, bộ dạng, và cả số phận của mấy người đàn ông đàn bà đó trong một thứ ngôn ngữ thản nhiên bậc thầy, đã tàn phá hết những mong đợi mê muội của họ về hạnh phúc. Quả thực, chẳng còn gì nhiều đẹp đẽ về tình yêu, hôn nhân, tình dục hay những đứa trẻ, nhưng với Tình ơi là tình, Jelinek lại biết cách nói ra, cuộc sống thực ra có thể đơn giản, dị hợm và tức cười đến nhường nào.