Chương 1-2

Năm 1988, đối với mấy ông bà cụ mà nói thì đó là một năm thiên tai không ngừng ở quê hương tôi. Đầu tiên là hạn hán trầm trọng, đến mùa thu hoạch lúa mạch lại mưa liên miên. Buổi sáng thì ánh mặt trời chiếu khắp mọi nơi, nhưng sau giữa trưa thì mưa to có thể ập đến bất kì lúc nào. Lúa mạch đang được phơi nắng không kịp gom lại, sau khi bị ngâm nước trong một thời gian dài thì mọc mầm trắng, còn một số ít được vải dầu che phủ bốc mùi gay mũi như bánh mần thầu bị mốc. Mẹ tôi cán thành mì sợi để vào trong nồi, chỉ quấy thìa nhẹ một cái thì đã bị đứt thành mấy đoạn. Mấy ông bà cụ nói: “Năm nay lại phải ăn lúa mạch nấm mốc.”


Vào một buổi chiều chạng vạng lúc bố mẹ đang thở dài, trong nhà lại nghênh tiếp người cô hai đã xuất giá đến thôn ngoài của tôi. Cô bị đánh đến mặt mũi bầm dập, đây cũng không còn là chuyện mới mẻ gì nữa. Bởi vì cô tôi đã được gả đi hai năm mà vẫn không thể sinh con cho gia đình bên ấy nên họ thường xuyên dùng cái cớ đó để chửi rủa đánh đập cô tôi. Mỗi một lần như thế, cô hai chỉ biết chảy nước mắt, rồi mang theo vết thương về nhà mẹ đẻ. Ở lại mấy ngày, bên đó lại đến đón cô về. Ông nội tôi thì thường trầm mặc không nói gì, bởi vì trong suy nghĩ của ông luôn rất phong kiến, ông luôn cảm thấy chuyện con gái của mình không thể sinh con nối dõi cho nhà người ta là đã sai trước. Bà nội hiền lành yếu đuối lại chỉ có thể quay lưng làm ngơ gạt nước mắt. Chỉ có bố mẹ của tôi là nghiêm khắc đến chỉ trích người đó — Chú của tôi —- Bảo họ phải cam đoan về sau tuyệt đối không được đánh người nữa, nhưng điều đó cũng không có tác dụng gì cả. Cô hai vẫn tiếp tục không sinh được con, rồi lại tiếp tục thường xuyên bị đánh, sau khi bị đánh thì tiếp tục về nhà mẹ đẻ lánh nạn, vài ngày sau đó lại bị đón về nhà. Vòng tuần hoàn đó đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của cô tôi.


Nhưng vào một ngày than vãn vì lúa mạch lên mốc nảy mầm như thế này, cô hai của tôi mang theo vết thương về nhà lại không giống như ngày thường. Lúc chạng vạng tối, cô nói lời tạm biệt với cả nhà, cô nói cô muốn về. Cô lấy một mớ tiền lẻ nhét vào túi áo của tôi, tôi nhìn thấy trong đôi mắt của cô phát ra ánh sáng rực rỡ khác hẳn với ngày thường. Chỉ là lúc đó tôi mới sáu tuổi nên vẫn không biết rõ đó là ánh mắt của sự tuyệt vọng. Người nhà đưa cô ra đến cửa, nhưng tuyệt đối lại không nghĩ rằng, lần đưa tiễn này lại đưa cô đến một vùng đá xa xăm lạ lẫm.


Vài ngày sau, chú đến nhà đón người mới biết được, cô hai căn bản không trở về bên đó. Sau đó, tất nhiên là ai nấy cũng vất vả đi tìm, ầm ĩ một trận. Người trong thôn nói là bị người nhà của gã đàn ông đó hại, bọn họ sợ bị tuyệt hậu. Bố và chú của tôi dẫn theo hơn hai mươi người đàn ông chân tay khỏe mạnh đến bên thôn kia đòi người, nhà bên ấy nói là tự cô hai tôi tự đi, bởi vì cùng biến mất với cô hai còn có bốn mươi đồng. Do khóc quá nhiều nên mắt bà tôi gần như không nhìn thấy được gì nữa, nhưng cô hai tôi ra đi không hề để lại một chút dấu vết gì để có thể tìm ra. Từ đó, dần dà cô biết mất trong cuộc sống của chúng tôi.


Đó là một năm nỗi buồn ảm đạm bao phủ. Năm ấy, người nông dân Trung Nguyên không thể nếm được món bánh bao trắng và mì sợi dài. Nỗi đau này dần dà nguôi ngoai khi lúa mạch sắc hương thay đổi kia dần dần vơi đi trong kho tích trữ. Khi tôi chấp tay gật gù đọc thuộc lòng [Sừ Hòa] trước mặt mọi người, khóe mắt của bà tôi cũng hiện liên ý cười nhàn nhạt. Vậy là một mùa lúa mạch mới lại đến.


Năm 1989 là năm lúa mạch được mùa, hạt lúa no tròn, sản lượng khả quan. Trải qua một mùa lúa mạch dưới ánh nắng chói chang, da của tôi đỏ thẫm do phơi nắng. Ngày nghỉ thu hoạch lúa mạch đã qua từ rất lâu, vậy mà tâm trạng của tôi vẫn chưa khôi phục lại. Hơn nữa tôi vốn không thích học hành. Bố mẹ lại muốn con gái hóa phượng nên dù biết tôi căm thù học hành đến tận xương tủy họ vẫn ngày ngày đưa tôi đến tận phòng học trong trường như thường lệ. Trong mắt bọn họ, bước vào ngưỡng cửa đại học là con đường duy nhất thoát khỏi nghề nông. Bọn họ hy vọng đời sau của mình sẽ không phải dựa vào thu hoạch mà sống qua ngày, không phải để mồ hôi tưới xuống tám hướng ba mẫu đất, bọn họ cố chấp cho rằng tôi là thiên tài đọc sách. Cho nên tôi lại một lần rồi một lần bị bố bắt ép kéo đến phòng học của trường, rồi tôi lại một lần rồi một lần sau khi ông đi chuồn ra khỏi trường học. Có đôi khi bị bố phát hiện, tôi lại dở ra vẻ mặt nhăn nhó đủ kiểu, mỗi lần như thế bố tôi chỉ còn nước đau lòng nói rằng: “Rốt cuộc con muốn thế nào, Tiểu Linh Tử không nghe lời này!”


available on google playdownload on app store


Tên tôi không phải là Tiểu Linh Tử. Tiểu Linh Tử là cách gọi chung dành cho những cô gái ở quê hương tôi. Tôi tên Hạ Linh Kiều, cái tên đa dạng nét bút này là chính là do một người ông làm quan nhỏ trong trấn đặt cho tôi. Tôi không thích đọc sách, cũng không thích cái tên khó viết ra này, hơn nữa tôi căn bản không học viết được chữ “Kiều” này. Bìa ngoài sách vở, cái tên trên sách bài tập, tất cả đều là do mẹ tôi viết hộ lên đó.


Tôi không thích nhất là đến lớp, tâm nguyện lớn nhất của tôi là mau mau đến kỳ nghỉ đi. Học sinh ở nông thôn một năm có bốn kỳ nghỉ: Nghỉ đông và nghỉ hè, nghỉ vụ thu và nghỉ vào mùa thu hoạch lúa mạch. Giáo viên dạy học cũng là người có ruộng đất, cho nên vào mùa lúa cổng trường cũng được đóng kín trong trạng thái vui vẻ, dù sao phải đảm bảo đất đai thu hoạch hoa màu mới là điều quan trọng nhất trong cuộc sống của người nông dân.


Nghỉ phép càng nhiều càng tốt nha! Không cần để ý đến tiếng chuông báo hiệu vào lớp thúc giục, có thể chơi đùa thoải mái. Nhảy ô, nhặt đá, tháo sợi dây người ta cột trên cây xuống để chơi nhảy dây, vĩnh viễn không biết mệt mỏi. Leo cây đua với bọn con trai, bắn bi, thậm chí là đánh nhau. Điều duy nhất khiến tôi sợ chính là không dám xuống sông. Tôi sợ nước, bẩm sinh đã sợ nó.


Vào một lần tôi mải chơi đùa đến chập tối mới chạy về nhà, thì bất ngờ phát hiện ông bà nội tôi đang ngồi trên giường của chính mình, bố mẹ ngồi trên ghế dựa ở đối diện, bốn người đều cúi thấp đầu, im lặng không nói gì. Tôi đứng tựa người vào thành cửa, chờ đợi sự tr.a hỏi như thường lệ của bố mẹ, dù sao tôi cũng không sợ chuyện này. Ấy thế mà không có, bố mẹ chỉ nhìn tôi từ phía xa xa rồi chuyển tầm mắt sang nơi khác, tiếp tục trầm mặc. Tôi để cặp xuống, bước vào bếp lục cơm thừa để ăn, dùng thìa và hai ba lần rồi nuốt vào bụng. Lúc tôi trở lại nhà chính thì bọn họ vẫn cúi thấp đầu trầm mặc như cũ, tuy rằng tôi hiếu kỳ, nhưng cơn buồn ngủ ập đến, chờ cho đến khi tôi leo lên chiếc giường nhỏ chuẩn bị đi ngủ thì mơ mơ màng mang nghe mẹ nói: “Mẹ, mẹ cũng đừng mong đợi quá, để hai ngày tới con hỏi thăm chính xác, rồi sẽ cùng Ngọc Linh xuống An Huy xem thử.”


Vào một ngày không lâu sau đó, tôi tan học về nhà, thấy mẹ đang sửa soạn hành lý. Từ trước đến nay, nơi mà mẹ đi xa nhất chính là nhà dì cả trong trấn, nhưng ngay cả đến nhà dì cả cũng chỉ mang theo ít bột mì, khoai lang, một vài thổ sản linh tinh, đâu cần sửa soạn quần áo đâu! Tôi đeo cặp trên lưng đi theo mẹ từ phòng tây sang phòng đông, lại từ phòng đông đến nhà chính. Mẹ nhìn tôi một cái, lau bụi đất trên mặt tôi. Tôi hỏi mẹ đi đâu thế? Mẹ nói mẹ đi An Huy. Tôi hỏi đi An Huy làm gì? Mẹ nói đi tìm cô hai.


Cô hai, tôi nhớ lại người phụ nữ được tôi gọi là cô hai đó. Nhớ lại người phụ nữ thường hay bị đánh đến mức mặt mũi sưng phù rồi chạy tìm nơi che chở. Nghĩ đến cô đối xử tốt với tôi, mẹ thường nói, cô hai thật sự rất thân thiết với tôi. Tuy rằng còn nhỏ, nhưng tôi cũng có thể cảm nhận được tình yêu thương mà cô dành cho tôi. Nhớ đến dáng vẻ và ánh mắt tuyệt vọng khi cô ra đi vào năm ngoái.


Mẹ nói bây giờ đã có tin chính xác, có một người phụ nữ họ Đinh ở thôn khác lừa bán cô tôi đến An Huy. Bây giờ đã có địa chỉ, ông nội con nói mẹ đến đó dẫn cô về.
An Huy ở đâu?


An Huy. Đôi tay đang xếp đồ của mẹ sựng lại, suy nghĩ một lúc rồi nói: An Huy nằm ở phía nam Hà Nam, nhưng rất xa, phải ngồi xe lửa mới có thể đến đó được.
Vậy tôi cũng muốn đi!


Mẹ lại bắt đầu vội vàng thu dọn, vẫn không quay đầu lại rồi nói tôi đi làm gì? Con nên ở nhà! Mẹ đi với cô ba con rồi.
Đùng một cái, tôi nằm vạ trên mặt đất, dùng bàn tay bẩn bẩn rít rít xoa mắt, gào to oa oa bảo muốn đi, muốn đi An Huy!


Mẹ không để ý đến tôi đang khóc rống, cứ thản nhiên làm việc. Nhưng đó là lần cố chấp bướng bỉnh nhất từ khi tôi lọt lòng đến nay. Tôi vẫn cứ nằm trên mặt đất, không để ý đến việc bố đang vung vung chiếc giày vải, không để ý đến mẹ đang tóm lấy lỗ tai đến ửng đỏ, vẫn cứ gào khóc, khóc khô cả cổ họng, phát ra tiếng vang như cái chiêng bị hư.


Đến gần nửa đêm bố nói: “Đừng để ý đến nó, khóc mệt tự nhiên sẽ ngủ thôi!”


Thế là bọn họ đều đi ngủ, tắt đèn, ánh trăng sáng ngời chiếu vào, rọi lên nền đất se lạnh, nhưng tôi lại vô cùng bướng bỉnh kiên trì. Lúc sáng sớm, mẹ bước đến, mệt mỏi nói nếu con muốn đi An Huy thì phải nghe lời đó.


Tôi trở mình rồi bật dậy, nói vâng vâng, chữ vâng còn chưa nói xong, tôi đã ngả vào vòng tay mẹ ngủ say sưa.


Triển Tường, sự kiên trì lần đầu tiên trong đời của em đổi lấy cơ hội được gặp anh. Có lẽ trước kia đã trải qua mấy ngàn năm luân hồi trong lục đạo, nên chúng ta mới có thể quen biết nhau trong kiếp này.






Truyện liên quan