Chương 2 : Người phải chết

Màn thảm kịch diễn ra quá nhanh khiến cho những người chứng kiến run lên và bối rối. Viên chương khế làm dấu thánh và quì xuống, ông quận trưởng lầm bầm: "Ôi ! Vêrô đáng thương ! Một con người trung hậu, luôn luôn chỉ nghĩ đến công việc, đến nhiệm vụ. Giá ông ta cứ đi chạy chữa thì biết đâu lại chẳng qua khỏi được; Nhưng lại cố đến đây ngay để hoàn thành báo cáo bí mật về công việc. Ôi  ! Vêrô đáng thương  !.
Xác ông Vêrô đã được ông Đetmaliông ra lệnh đưa sang phòng bên. Khi bác sĩ được mời vừa tới, Đông Luy kéo ông ra một chỗ và nói: «Không nghi ngờ gì nữa, ông Vêrô đã bị đầu độc. Ông để ý mà xem, ở cổ tay có một vết tiêm, xung quanh bị sưng.
— Họ đã tiêm vào chỗ đó  ?
— Vâng. Tiêm bằng một đinh ghim hay một ngòi bút gì đó, nhưng chưa tiêm được hết liều mạnh, nên mấy tiếng đồng hồ sau mới ch.ết.
Xác đã được mang đi. Trông phòng ông quận trưởng chỉ còn lại 5 người đã được triệu  tập. Bí thư quận và tùy viên Pêru cảm thấy không cần thiết ở lại nữa, chào, rút lui, sau khi hết lời khen ngợi sư sáng suốt của Đông Luy-Perenna. Rồi đến lượt thiếu tá Đatrinhắc bắt tay nồng nhiệt người cán bộ cũ của mình. Còn lại Lơpectuy và Perenna, sau khi đã hẹn nhau nơi gặp để trao nhận món tiền di tặng, sắp sửa rút lui nốt thì ông Đetmaliông xộc vào:
- A  ! ông Luy- Perenna  ! Ông vẫn còn đây  ! May quá  ! Tôi vừa đột nhiên nghĩ ra... ba chữ mà ông đọc thấy trên cuốn lốc nháp có đúng là vần TAU không  ?
— Đúng, là thế này ạ: chữ F viết hoa, cho nên tôi giả định đó là vần đầu của một tên họ riêng.
— Đúng rồi, đúng rồi  ! Và thế thì lại cũng là điều kỳ lạ  ! Nghĩa là vần nầy đúng là... Thôi được ! Ta cùng kiểm tr.a lại.
Ông Đetmaliông hấp tấp giở trong tập công văn gởi đến mà viên thư ký đã xếp ở góc bàn, lấy ra một lá thư, nhìn chữ ký và kêu lên: «Đây rồi  ! Đúng như tôi nghĩ. FAUVIN  ! Đúng vần đầu là FAU. Ông xem này: họ FAUVIN cụt lủn, không có tên riêng kèm theo... Chắc là bức thư đã viết trong cơn sốt... Không ngày tháng, không địa chi... Nét chữ thì run run...
Ông đọc to nội dung bức thư:
"Thưa ông quận trưởng,
Một mối hiểm họa lớn đang treo trên đầu tôi và trên đầu con trai tôi. Cái ch.ết đang từng bước lần đi đến gần. Chỉ đêm nay hoặc chậm lắm là sáng mai sẽ thấy bằng chứng biểu hiện cụ thể cái mưu đồ mạt kiếp đang đe dọa chúng tôi. Tôi xin phép trong buổi sáng mai sẽđem bằng chứng đến trình ông. Tôi tha thiết để nghị ông bảo vệ tôi và cứu lấy tính mạng tôi. Kính chào v.v..FAUVIN».
Perenna hỏi: “Không có gì hơn nữa ư  ? Không có tiêu đề gì cả ư  ?”
— Không, nhưng không thể lầm được. Những lời khai báo của viên thanh tr.a Vêrô rất rõ vàng là trùng khớp với những lời kêu gọi tuyệt vọng này. Có điều khó khăn là cái tên Fauvin nó rộng rãi chung chung quá, nên việc điều tr.a của chúng ta rất khó kịp thời.
— Nhưng thưa ông quận trưởng, dù bằng giá nào...
— Tất nhiên là bằng mọi giá. Tôi sẽ huy động tất cả mọi người. Nhưng ông nhớ cho rằng ta chưa có một cơ sở dấu vết nào để lần ra.
— Trời ơi  ! —Đông Luy kêu lên — Sao ta lại chịu thúc thủ để cho hai nhân mạng phải chịu ch.ết  ! Thưa ông quận trưởng  ! Xin ông đảm nhận lấy toàn bộ công việc này. Do yêu cầu của ông Moocninhtôn, ông đã tham gia việc này ngay từ giờ phút đầu tiên, thì nay xin ông hãy dùng quyền lực và kinh nghiệm để khẩn trương đẩy mạnh hơn.
- Đó là công việc của bộ máy an ninh, của tòa án...
— Vâng. Nhưng thưa ông quận trưởng, phải chăng cũng có những lúc chỉ có người chỉ huy tối cao mới đủ quyền lực để điều khiển mọi hành động ? Xin ông thông cảm cho sự cầu khẩn tha thiết của tôi...
Anh vừa dứt câu nói thì viên thư ký riêng của ông quận trưởng xộc vào, tay cầm một tâm danh thiếp:
- Thưa ông quận trưởng  ! Người này thiết tha van nài... đến mức tôi khó xử..
Ông Betmaliông cầm tấm danh thiếp, nhìn qua vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng, đưa danh thiếp cho Pereane. Anh đọc thấy:
«Hippôlit-Fauvin» — kỹ sư — 14 bis phố Xuyt-sê»
Ông Đetmaliông nói:
- Ông thấy không  ? Sự tình cờ đã dàn xếp cho mọi đường dây của việc này đều tập trung vào tay tôi và buộc tôi phải đích thân giải quyết, đúng như ý kiến của ông. Ngoài ra hình như mọi sự kiện xảy ra đều nhằm tạo thuận lợi cho chúng ta. Nếu ông Fauvin là một trong những người thừa kế Rut-xen thì nhiệm vụ của ta sẽ đơn giản hơn.
— Dù sao đi nữa thì, thưa ông quận trưởng, — viên Thư ký góp ý — tôi cũng xin nhắc ông là một trong những điều khoản của chúc thư có qui định rằng việc đọc công bố nội dung chúc thư chỉ tiến hành 48 giờ sau. Như vậy thì ông Fauvin chưa được phép biết..
Cửa văn phòng hé mở. Một người đàn ông xô viên tùy phái và đột ngột vào phòng. Người ấy lắp bắp: «ông thanh tra... Ông thanh tr.a Vêrô ch.ết rồi phải không ạ  ? Người ta bảo tôi...”
— Phải, ông ta ch.ết rồi.


— Quá muộn mất rồi ! Tôi đến chậm quá. Người kia lắp bắp rồi ngã sụp xuống, chắp tay, khóc tức tửi, chửi: “Những quân khốn nạn ! Những quân khốn nạn !”
Đầu ông ta hói. Trán nổi lên những nếp nhăn sâu. Thần kinh căng thẳng tột độ. Cằm bạnh ra, kéo thẳng vành tai xuống. Ông ta trạc độ 50 tuổi, xanh rớt, má hõm. Rõ là thể trạng kém. Nước mắt dòng dòng.
Ông quận trưởng nói với ông ta: « ông nói ai đấy ? Có phải ông nói những kẻ đã giết ông Vêrô không ? Ông có thể nói rõ chúng là ai, để giúp đỡ cuộc điều tr.a của chúng tôi không ?».
Hippôlit Fauvin nhún vai: «Không, không ! Giờ đây thì vấn đề này chẳng giúp được gì... Tôi có những bằng chứng ở đây nhưng cũng không đủ... Không. Xin nói thực là không...».
Ông ta đứng dậy và nói: "Thưa ông quận trưởng  ! Tôi đã làm phiền ông một cách vô ích... Nhưng tôi muốn biết... Tôi hi vọng là ông thanh tr.a Vêrô không quên... Những việc mà ông ấy đã chứng kiến, cộng với những việc mà tôi biết, có thể rất hữu ích... Nhưng ông ấy đã báo ông biết trước điều gì chưa  ?
— Ông ấy đã có nói là tối nay... là đêm nay... .
Ông Fauvin giật nảy người: «Tối nay ư  ? Thế thì đã đến giờ rồi ư  ?... Nhưng không... không ! Chúng chưa có thể làm gì được tôi cả... Chúng chưa sẵn sàng”.
— Nhưng ông Vêrô đã khẳng định là đêm nay sẽ xảy ra hai vụ ám sát.
— Thưa ông quận trưởng ! Về điếm ấy thì ôngVêrô đã lầm !... Tôi thì tôi biết rõ... Không phải đêm nay mà là đêm mai kia  ! Hoặc sớm hơn đêm mai một chút. Chúng ta sẽ giăng bẫy để tóm chúng... A ! những quận khốn nạn !.”
Đông Luy đến gần ông ta và nói: «Bà thân sinh ra ông có phải đúng tên là Ecmơlin-Rutxen không ?
— Vâng, đúng Ecmơlin. Mẹ tôi ch.ết rồi.
— Quê bà ấy đúng ở Xanh-tê-chiên  ?
— Vâng. Nhưng sao ông lại hỏi tôi những điều ấy ?
— Ngày mai ông quận trưởng sẽ giải thích. Ông cho tôi hỏi một câu nữa:
Anh mở cái hộp bìa cứng mà viên thanh tr.a Vê-rô  đã để lại: «Mảnh sôcôla này ông thấy nó có ý nghĩa gì không ? Những vết răng này...».
— Ôi chao  ! — kỹ sư Fauvin lầm bầm — Thật là đê tiện ! Ông thanh tr.a Vêrô nhặt được nó ở đâu thế  ?».
Ông ta lại xìu đi, nhưng chỉ một thoáng lại vùng đứng dậy, hấp tấp đi ra cửa: «Tôi đi đây, thưa ông quận trưởng  ! Tôi đi đây  ! Sáng mai tôi sẽ thuật chuyện ông nghe... Tôi có đủ các chứng cớ... Pháp luật sẽ bảo vệ tôi... Tôi ốm thật... Nhưng tôi vẫn muốn sống... và con tôi nữa... Chúng tôi sẽ vẫn sống... Ôi ! Những quân khốn nạn  !
Ông ta chạy đi, bước lảo đảo như người say rượu.
Ông Đetmaliông đứng vội dậy: "Tôi phải phái người đi điều tr.a về hàng xóm xung quanh người này và theo dõi canh chừng nhà ở của ông ta. Tôi đã gọi điện thoại báo sở an ninh. Tôi đang chờ một người có thể tin cẩn được.
Đông Luy phát biểu: «Thưa ông quận trưởng ! Tôi tha thiết đề nghị ông cho tôi tham gia vụ này dưới quyền chỉ đạo của ông. Chúc thư của ông Cốtmô Mooccninhtôn trao cho tôi nhiệm vụ hành động và xin phép ông quận trưởng trao cho tôi quyền hành động. Những kẻ thù của ông Fauvin xảo quyệt và liều lĩnh phi thường. Với lời danh dự, tôi xin ông, cho tôi được canh gác đêm nay tại nhà ông ta, ngay bên cạnh ông ta».
Ông quận trưởng lưỡng lự. Ông không thể suy nghĩ về mối lợi vô cùng to lớn sẽ thuộc về Đông Luy - Perenna nếu không tìm ra được một người thừa kế nào của ông Moocninhtôn, hoặc một người ít nhất cùng làm trung gian giải quyết giữa Luy-Perenna với đống bạc triệu của gia tài. Có thể tin vào tình cảm cao quý, vào một ý thức đặt tình bạn và nhiệm vụ lên trên hết, mà chiếu theo ý muốn kỳ quặc của anh chàng này. Đồng ý cho anh ta bảo vệ ông Hippôlit-Fauvin tránh được cái ch.ết đang đe dọa ông la không ?
Trong mấy giây đồng hồ ông Đetmaliông ngắm nghía khuôn mặt quả cảm, đôi mắt thông minh vừa châm biếm vừa chân thực, vừa nghiêm nghị, vừa tươi cười. Qua đôi mắt đó tuy không nắm được những điều thầm kín bí ẩn trong tâm khảm anh chàng, nhưng đôi mắt nhìn ông ánh lên rõ ràng một vẻ hết sức thực thi, chân thành.
Ông gọi viên thư ký: «Đã có người của Sở an ninh đến chưa  ?”
— Thưa ông đã có viên cai Madơru đến rồi ạ.
— Bảo tùy phái đưa anh ấy vào đây .
Và ông quay lại nói với Perenna: «Cai Madơru là một trong những nhân viên tốt nhất của chúng tôi, Tôi vẫn thường sử dụng anh ta hoặc đồng thời hoặc thay thế ông Vêrô đáng thương, khi tôi cần một người tháo vát và mẫn cán. Anh ta sẽ giúp việc ông rất tốt.
Cai Madơru vào phòng. Đó là một con người gọn ghẽ khỏe mạnh. Râu quặp xuống, mi mắt sùm sụp, mắt ướt, tóc ẹp xuống và rủ dầu. Do đó vẻ người lầm lì.
Ông Đetmaliông nói với người cai: «Anh Madơru  ! Hẳn anh đã biết cái ch.ết của ông Vêrô, bạn anh. Một cái ch.ết đau đớn, khủng khiếp. Vấn đề bây giờ là phải trả thù cho ông ta và ngăn chặn các vụ ám sát khác. Ông đây (chỉ Luy-Perenna) biết sự việc rất tường tận, sẽ nói cho anh rõ mọi điều cần thiết. Anh sẽ cùng đi làm việc với ông ấy, và sáng mai anh báo cáo tôi rõ mọi diễn biến sự việc».


Thật là những lời nói mở đường hoạt động cho Luy-Perenna, tỏ lòng đầy tin tưởng vào sự thông minh sáng suốt của anh.
Anh hơi cúi người xuống: «Tôi xin cảm ơn ông quận trưởng. Tôi hi vọng là sẽ không phụ lòng tin của ông đối với tôi".
Anh chào ông quận trưởng và ông chưởng khế Lapectuy, rồi cùng đi ra với viên cai Madơru. Dọc đường anh kể lại cho Madơru nghe tất cả những gì anh biết về sự việc xảy ra. Madơru có ấn tượng đặc biệt về tài nghệ của người bạn đường và tỏ ra sẵn sàng làm việc dưới quyền. Hai người quyết định trước hết hãy đến tiệm cà phê Tân-kiều. Ở đây họ được biết là viên thanh tr.a Vêrô, một khách quen của tiệm đúng là sáng nay đã viết một bức thư dài. Và cậu bé bồi bàn còn nhớ là người khách ngồi ở bàn gần Vêrô, vào tiệm hầu như cùng một lúc với ông Vêrô và cũng đã yêu cầu đem giấy trắng tới, và hai lần đòi phong bì, cũng màu vàng.
Madơru nói với Đông Luy: “Đúng như ông nghĩ thật. Đã có sự đánh tráo thư».
Còn về nhân dạng do người bồi bàn thuật lại thì cũng dễ nhận ra: một người cao lớn, lưng hơi cong, râu màu hung cắt nhọn, kính đồi mồi một mắt, dây kính bằng lụa đen. Tay cầm can gỗ mun mà chỗ tay nắm là hình đầu thiên nga.
Madơru nói: «nhândạng như thế thì cảnh sát tìm được thôi ».
Hai người toan ra khỏi tiệm nhưng bỗng Đông Luy giữ Madơru lại: «Khoan đã».
— Có việc gì vậy  ?
— Chúng ta đã bị theo dõi.
— Bị theo dõi ư  ? Gớm nhỉ  ! Nhưng kẻ nào theo dõi  ?
— Không sao cả. Tôi biết thế là thế nào rồi. Và tôi rất muốn giải quyết chuyện này cho xong trong nháy mắt. Chờ tôi một chút. Tôi quay lại ngay. Đừng sốt ruột nhé ! Tôi hứa với anh. Anh sẽ thay một nhân vật có tầm cỡ.
Đúng thật. Chỉ độ một phút sau anh đã trở lại với một người mảnh dẻ và cao, có bộ râu quai nón. Anh giới thiệu: «ông Madơru, một người bạn của tôi ; ông Caxêret, tùy viên lãnh sự quán Péru, và lúc nãy đã dự buổi nói chuyện tại văn phòng ông quận trưởng. Ông Caxêret được ông Bộ trưởng Pêru giao nhiệm vụ tổng hợp các giấy tờ liên quan đến lý lịch của tôi».
Anh vui vẻ nói tiếp: «Thế nào, ông Caxêret thân mến ! Ông tìm tôi phải không  ? Khi chúng tôi ra khỏi quận tôi đã đoán là ông sẽ tìm tôi...».
Tùy viên Pêru chỉ viên cai Madơru và ra hiệu hỏi.
Perenna nói: «Xin ông yên tâm...ông Madơru không có gì đáng ngại. Xin ông cứ nói chuyện trước mặt ông ta... Ông ấy rất kín đáo... Và lại ông ấy đã nắm được mọi việc xảy ra rồi».


Ngưởi tùy viên vẫn im tặng. Perenna mời ông ta ngồi trước mặt anh: "ông Caxêret thân mến ! Ông cứ nói không úp mở. Đây là một vấn đề cần giải quyết thật dứt khoát. Dù có đôi chút sống sượng cũng cứ nói. Như thế đỡ mất thì giờ. Ông cần tiền... Ông cần thêm tiền, phải không  ? Bao nhiêu ?".
Người tùy viên ngập ngừng một lần cuối cùng, liếc nhìn Madơru, rồi nói nhỏ với Đông Luy, giọng dứt khoát: «50 nghìn phơrăng".
- Ôi chao, trời đất ơi  ! — Đông Luy kêu lên — Ông ăn tham thế  ! Này ông Madơru, 50 nghìn phơ-răng  ! Món tiền lớn đấy chứ  ! Vô lại... ông Caxêret thân mến  ! Ta ôn lại một chút: cách đây mấy năm tôi có hân hạnh được làm quen với ông tại An-giê-ri khi ông qua đó công tác. Thế rồi tôi đã hiểu rõ lòng dạ và con người ông nên tôi đã hỏi ông có thể cấp cho tôi những giấy tờ chứng nhận lý lịch có giá trị trong ba năm, với tên là PERENNA, người Tây-ban-nha - Pê-ru, có đủ giấy tờ hợp pháp và thuộc dòng họ quí tộc. Ông đã trả lời "được”. Giá cả ngã ngũ: 20 nghìn phơrăng. Tuần trước ông quận trưởng cảnh sát cho người bảo là tôi phải xuất trình giấy tờ. Tôi đến gặp ông và được biết rằng chính ông cũng được giao nhiệm vụ điều tr.a về lý lịch gốc gác của tôi. Thực ra thì mọi việc đã sẵn sàng. Bằng những giấy tờ hoàn chỉnh của người đã ch.ết là Perenna, người quí tộc Tây-ban-nha/ Pêru, ông đã tạo cho tôi một hộ chiếu Thượng hảo hạng. Và sau khi đã thỏa thuận về những lời phát biểu trước mặt ông quận trưởng, tôi đã trao ông 20 nghìn phơrăng. Thế là cưa đứt đục suốt. Bây giờ ông còn muốn gì nữa  ?".
Tùy viên Pêru không tỏ ra lúng túng chút nào. Ông ta chống hai khuỷu tay lên bàn và bình tĩnh nói: «Thưa ông, trước kia, khi tôi giải quyết với ông, tôi tưởng ông chỉ là người, với những lý do cá nhân, muốn mượn bộ đồng phục quân đội lê dương để tìm đường tiến thân bằng công danh. Nhưng hôm nay ông trở thành ngườỉ thừa hưởng chính đáng gia tài của ông Cốtmô Moocninhtôn. Ông là người mà sắp tới đây chậm lắm là vài tháng, sẽ nắm trong tay số tiền 200 triệu. Cho nên khác trước lắm chứ ạ !».
Vấn đề làm Đông Luy sửng sốt. Tuy nhiên anh vẫn đối đáp:
— Nếu tôi từ chối  ?
— Nếu ông từ chối thì tôi sẽ báo ông chưởng khế và ông quận trưởng là tôi đã có lầm lẫn trong việc điều tr.a lý lịch của Đông Luy-Perenna, và sau đó thì chẳng những ông chẳng được tí gì, mà có thể còn bị bắt nữa.
— Và bắt cả ông nữa, ông thân mến  !
—   Bắt tôi  ?
— Phái  ! Bởi vì tội làm giả mạo hộ chiếu. Vì ông thừa đoán là tôi sẽ thú thực toàn bộ sự việc.
Ông tùy viên không trả lời. Cái mũi của ông ta đã to, nay như dài thêm giữa bộ râu quai nón.


Đông Luy cười: «Thôi ông Caxêret  ! Đừng nên làm bộ mặt như thế  ! Sẽ không ai làm gì hại ông đâu ! Miễn là ông đừng định đưa tôi vào tròng. Nhiều tay láu cá hơn ông đã thử «chơi» tôi nhưng đều bị dập mặt. Và tôi xem bộ ông không đủ tài lừa miếng người khác đâu. Ông hơi ngây thơ đấy  ! Thế nào  ? Ông hiểu ra rồi chứ  ? Bình tĩnh nghĩ lại rồi chứ  ? Không còn ý đồ đen tối với anh chàng Perenna tốt bụng nữa chứ  ? Tốt lắm, ông Caxêret ạ ! Tốt lắm  ! Tôi là người «dĩ hòa vi quý», và rồi ông sẽ thấy trong hai ta ai là người thành thật nhất».
Anh rút trong túi ra một quyển séc có tài sản ở ngân hàng Ly-ông: «Đây, anh bạn thân mến ! Đây là 20 nghìn phơrăng của người thừa hưởng gia tài Cốtmô- Moocninhtôn làm quà cho anh. Anh hãy vui vẻ nhận lấy. Cảm ơn con người tốt bụng, và đi đi, đừng ngoái cổ lại nữa. Đi đi !».
Thái độ và giọng nói của Luy-Perenna khiến người tùy viên răm rắp làm theo từng điểm, tươi cười đút tấm séc vào túi, nói cảm ơn hai lần và đi thẳng, không quay cổ lại.
Đông Luy lầm bầm: "Đồ vô lại" và quay lại Madơru: «ông thấy thế nào, ông cai  ?».
Viên cai Madơru kinh hãi, tròn xoe mắt nhìn anh:
— Đến thế thì thôi ! Nhưng ông..
— Nhưng sao, ông cai  ?
— Khiếp thật ... Nhưng ông là ai  ?
— Là ai  ?
— Phải, là ai  ?
- Là ai  ? Thì tôi chả nói rồi ư ? Là một người Tây ban nha quí tộc hay một người Pêru quí tộc... Tóm lại, là Luy-Perenna.
— Toàn là chuyện nói láo  ! Tôi vừa dự nghe cuộc nói chuyện...
— Là Đông Luy-Perenna cựu binh sĩ lê đương...
— Thôi đi ông...
— Đã được tặng nhiều huân chương về các chiến tích...
— Thôi đi ông  ! Tôi nhắc lại. Tôi yêu cầu ông theo tôi đến gặp ông quận trưởng.
— Thì hãy để tôi nói hết đã... Sao thế  ?... Nào: «cựu binh sĩ lê dương, cựu anh hùng... cựu tù nhân ở Bộ y tế...cựu hoàng tử Nga... cựu giám đốc an ninh... cựu...».
Madơru hét lên: “Anh điên à ? Anh kể lể chuyện gì vậy ?”
— Chuyện thật, hoàn toàn có thật. Anh hỏi tôi là ai thì tôi kể ra. Đây: tôi còn mang một số tước vị nữa: «Hầu tước, nam tước, công tước, siêu công tước, đại công tước, tiểu công tước... cả một tràng chức tước. Chứ sao  ! Có người nói tôi đã từng làm vua. Khỉ thật. Mà tôi cũng không dám cải chính».
Viên cai dùng hai bàn tay đã từng quen với vũ lực, nắm lấy 2 cổ tay tưởng như yếu ớt của người đang nói với anh: «Đừng có ba hoa thiên địa ! Tôi không biết anh là ai, nhưng tôi không buông tha anh. Anh về trình bày ở quận.”
— Làm gì mà to tiếng thế. A-lếch-dăng  ?».
Hai cổ tay yếu ớt bỗng giựt thoắt ra dễ dàng như bỡn, và đến lượt hai bàn tay gân guốc của anh cai bị nắm chặt không thể gỡ nổi. Đông Luy cười nhạo hỏi: “Đồ ngốc ! Anh vẫn chưa nhận ra ta ư  ?».
Cai Madơru vẫn không mở miệng. Mắt anh trợn tròn thêm. Anh cố hiểu ra, hết sức bối rối. Giọng nói ấy, kiểu nói điên ấy, cách trêu cợt trẻ con đi đôi với lực dũng mạnh ấy, ánh mắt tinh ranh ấy và nhất là cái bí danh «Alếchdăng» do một người trước đây đã đặt cho anh, chỉ riêng người ấy và anh biết... có thể thế ư ?
Anh lắp bắp: Thầy ! Thầy  !?
— Chứ ai nữa  ?
-  Nhưng không phải, vì...
— Vì sao  ?
— Vì thầy đã ch.ết rồi !
— Thế thì sao  ? Anh không tin là ta phải ch.ết để mà sống ư  ?
Madơru càng bối rối thêm. Đông Luy đặt bàn tay lên vai anh và hỏi: “Ai đã đưa anh vào làm việc ở quận cảnh sát  ?”
- Ông Lơ-nooc-măng, giám đốc sở an ninh.
— Ông Lơ-nooc-măng là ai  ?
- Là ông chủ, là thầy.
- Tức là ACXEN-LUYPANH  ?
— Vâng.
— Vậy thì, Alếchdăng  ! Anh không thấy là đối với Acxen-Luypanh việc trở thành giám đốc sở an ninh còn khó khăn biết bao, thế mà Luypanh còn thực hiện rất đàng hoàng, đầy uy quyền, thì huống chi là việc được thưởng huân chương, việc làm lê dương, việc trở thành anh hùng, và cả việc vẫn đang sống tuy rằng đã ch.ết ?
Anh cai Madơru im lặng ngắm nghía người bạn đường. Rồi đôi mắt buồn của anh bỗng trở nên lanh lợi, bộ mặt ỉa xìu trông trở nên linh hoạt. Và bỗng anh đấm mạnh xuống bàn, nghiến răng, nói một cách giận dữ:
- Thôi được rồi  ! Nhưng xin ông đừng hi vọng gì vào tôi ! Không  ! Tôi đã làm việc phục vụ xã hội. Tôi không rời vị trí. Tôi đã nếm mùi làm ăn ngay thật chân chính. Ăn cây nào rào cây ấy. Thôi, không ! Không bao giờ tôi quay lại con đường dại dột nữa.
Perenna nhún vai:
- Anh ngốc lắm, Alếchdăng ! Đúng là anh ăn cơm ngay thật chân chính, nhưng nó chẳng thêm cho anh chút thông minh nào. Mà ta có bảo anh trở lại con đường dại dột đâu  ?.
— Nhưng...
— Nhưng sao  ?
— Thưa thầy... Những thủ đoạn của thầy...
- Thủ đoạn ? Thì ra anh nghĩ rằng trong việc này ta định kiếm chác cái gì chăng ?
— Thưa thầy...
- Con ơi  ! Ta không hề có một ý nghĩ trục lợi nào. Trước đây 2 tiếng đồng hồ ta cũng không biết gì nhiều hơn con. Chuyện thừa hưởng gia tài chỉ là do Trời bỏ bom, không hề báo trước. Và chính vì không muốn trái ý Trời nên...
— Nên sao  ?
— Nên ta tự đặt nhiệm vụ phải trả thù cho ông Cốtmô-Moocninhtôn, phải tìm ra những người thừa kế chính cống, phải bảo vệ họ và phân chia rạch ròi cho họ khoản gia tài 200 triệu của chính bọ. Chấm hết. Nhiệm vụ như thế hẳn là ngay thật chân chính chứ ?
— Vâng, nhưng...
— Nhưng... Chắc là anh sợ rằng ta sẽ không hành động với cương vị và tinh thần của một người ngay thật chân chính chứ gì  ?
— Thưa thầy..
— Thế này nhé ! Trong những hành động của ta anh cứ lấy kính hiển vi mà soi, nếu thấy một vết nào về hạnh kiểm của ta làm anh không hài lòng, nếu anh thấy một điểm mờ ám nào trong lươmg tâm của Acxen-Luypanh, thì cứ việc còng hai tay ta lại. Ta cho phép, ta ra lệnh cho anh như vậy. Thế đủ rồi chứ ?
— Không phải chỉ thế là đủ, thưa thầy  !
— Thế thì mày còn đòi hỏi cái gì nữa  ?
- Còn có những đứa khác...
— Ta không hiểu... anh hãy nói rõ hom...
— Thí dụ, thầy có thể bị bắt...
- Hử  ?
- Vâng vì thầy có thể bị kẻ phản bội.
— Ai  ?
— Những người cũ của chúng ta...
- Đi hết rồi ! Ta đã chuyển chúng nó ra khỏi nước Pháp rồi.
— Chuyển đi đâu  ?


— Đó là điều bí mật của ta. Ta chỉ để mỗi mình anh ở lại làm việc ở cơ quan đấy thôi, vì phòng có lúc phải cần đến. Và bây giờ hẳn anh thấy như thế là đúng.
— Nhưng nếu người ta phát hiện ra gốc gác lí lịch thực của thầy  ?
— Thì sao  ?
— Thì người ta sẽ bắt thầy.
— Không thể xảy ra được !
— Sao lại không  ?
— Không thể nào bắt ta được.
- Vì sao
— Vì như chính con đã nói, ngốc ơi ! Ta đã ch.ết rồi !
Madơru cảm thấy ngột ngạt. Lí lẽ của Đông Luy làm anh chưng hửng. Anh bỗng hình dung lại đầy đủ sức sống mãnh liệt và phương pháp hành động lạ kì của người thầy của anh. Đột nhiên anh bật ra một chuỗi cười, cười phá ra, cười gò người lại, cười như điên làm cho bộ mặt lầm lì của anh nhăn nhúm lại một cách hết sức... buồn cười. “Ôi Thầy của tôi  ! vẫn đúng người thầy ấy... Trời ơi  ! Thật là buồn cười và thú vị  !.. Nào ! Tôi có theo thầy lần thứ hai không đây  ? Theo quá chứ lại  ! Thầy ch.ết rồi  ! Người ta chôn thầy rồi ! Người ta khử thầy rồi  ! Thật là những chuyện vớ vẩn buồn cười  !”

***
Kĩ sư Hippôlit-Fauvin ở phố Xuyt-sê, dọc đường thành, tại một ngôi nhà rộng, ở phía trái khu vườn. Trong vườn, ông xây thêm một gian lớn nữa dùng làm văn phòng. Do đó vườn chỉ còn lại vài cây lớn và một vạt cỏ xén, bên bức rào lưới sắt có cây leo có trổ một cửa đi, và ngăn cách nhà với ngoài phố Xuyt-sê.
Đông Luy-Perenna và Madơru đến sở cẩm ở Pat-xi. Ở đây, làm theo lời của Đông Luy, Madơru tự giới thiệu nhiệm vụ với sở cẩm và yêu cầu cử hai viên cảnh sát đến nơi ở của kĩ sư Fauvin, đi theo dõi quanh nhà, và nếu thấy người khả nghi tìm cách vào nhà thì bắt giữ lại. Madơru được ông cẩm hứa sẽ giúp đỡ.
Sau đó Đông Luy và Madơru đi ăn cơm trong khu khố. 9 giờ tối hai người tới trước cửa chính của ngôi nhà.
Perenna gọi: « Alếchdăng ».
— Dạ thưa thầy  ?
— Anh có sợ không ?
— Con không sợ. Vì sao thế ạ  ?
— Vì sao à ? Vì chúng ta bảo vệ kĩ sư Taurm và con trai ông ta, tức là chúng ta đương đầu với những kẻ sẽ kiếm lợi rất lớn nếu khử được hai cha con ông ta. Và những kẻ đó không phải là không du đãng. Tính mạng ta, tính mạng anh.. chỉ là cái rơm cái rác... Anh không sợ à ?
— Thưa thầy, con không biết có khi nào con sẽ thấy sợ không, nhưng có một trường hợp mà con không hề biết sợ là gì.
— Trường hợp nào  ?
— Trường hợp con ở bên thầy !
Và Madơru quả quyết bấm chuông. Một người nhà ra mở cửa. Madơru đưa danh thiếp.
Ông Hippôlit-Fauvin tiếp hai thầy trò trong phòng làm việc. Trên bàn đầy sách vở giấy má. Trên hai mặt tủ đặt trên giá cao chân, có vô số các sơ đồ và các bản vẽ. Trong hai tủ kính là những mô hình bằng ngà và bằng thép của những thiết bị do kỹ sư chế tạo hay phát minh. Một đi văng kê áp tường. Đối diện là một cầu thang đi vòng lên tới một hành lang hình tròn. Cuối hành lang có ngọn đèn điện trên trần. Ở tường có máy điện thoại.
Madơru, sau khi tự giới thiệu chức vị và giới thiệu Perenna cũng là một phái viên của ông quận trưởng, trình bày ngay mục đích và nhiệm vụ: Ông Đetmaliông sau khi nắm được những sự việc và tình huống, đã ít lo lắng. Không đợi tới buổi gặp gỡ nói chuyện ngày mai, ông quận trưởng cử hai cán bộ tới đây, yêu cầu ông Fauvin phải nghe ý kiến của họ, có ngay những biện pháp đề phòng.
Lúc đầu ông Fauvin tỏ vẻ khó chịu: "Thưa  các ông ! Tôi đã có những biện pháp để phòng, và rất cẩn thận, đầy đủ. Và tôi e rằng sự can thiệp của các ông sẽ có hại....”
— Về phương diện nào ?
— Các ông sẽ làm cho những kẻ thù tôi chú ý, và do đó chúng sẽ ngăn cản không cho tôi thu lượm những bằng chứng để đối chất.
— Ông có thể giải thích cho tôi rõ... ?
— Không, chưa thể được  ! Để đến mai, sáng mai. Không sớm hơn được.
Đông Luy ngắt lời: «có thể sẽ quá muộn ...”
— Mai mà muộn ư ?
— Ông thanh tr.a Vêrô đã nói rõ ràng với viên thư ký của ông quận trưởng: “trong đêm nay sẽ xảy ra hai vụ ám sát. Đó là điều nhất định, không thế tránh được.”
Ông Fauvin tỏ ra tức giận: «Đêm nay  ? Tôi bảo là không đúng  ! Tôi đảm bảo là không phải đêm nay. Vì có những điều chỉ có tôi biết rõ, chớ các ông không..”
Đông Luy vặn lại: «Vâng. Nhưng cũng có thể có những điều mà ông thanh tr.a Vêrô biết rõ nhưng ông không biết. Có thể ông Vêrô biết rõ những điều bí mật của kẻ thù ông hơn ông. Bằng chứng là chúng rất cảnh giác với ông ta. Bằng chứng là đã có một kẻ, cầm chiếc can gỗ mun, đã theo dõi ông ta. Và cuối cùng, bằng chứng hùng hồn nhất, là ông ta đã bị giết ch.ết !».
Ông Hippôlit-Fauvin có vẻ xuống thang. Thấy vậy Perenna càng tấn công mạnh, đến nỗi cuối cùng tuy vẫn bảo lưu ý kiến, nhưng cũng phải ngừng phản đối mà nhượng bộ ý chí của Perenna: «Vâng, được rồi ! Nhưng ông có ý định ở lại đây cả đêm chứ ?”
— Chúng tôi quyết định ở cả đêm.
— Thật là gàn dở và phi lí  ! Mất thời gian vô ích... cứ cho là sự việc tồi tệ xảy ra đêm nay... Nhưng... ông còn muốn gì thêm nữa  ?
— Tôi muốn biết ngôi nhà này còn những ai ở ?
— Ai à  ? Trước hết là vợ tôi. Bà ấy ở tầng hai.
— Bà Fauvin không bị đe dọa  ?
— Tuyệt đối không. Chỉ có tôi và Etmông, con trai tôi, là bị đe dọa. Cho nên đã tám hôm nay tôi không ngủ ở buồng tôi như thường lệ, mà tôi náu mình trong gian này. Tôi lấy lí do là bận nhiều việc, phải viết lách rất khuya, và thường cần đến con trai tôi giúp đỡ.
— Như vậy là con trai ông cũng ngủ ở gian này  ?
— Ngay trên đầu chúng ta, ở tầng trên, trong một gian gác xép do tôi đã chuẩn bị cho nó. Chỉ có cầu thang bên ngoài đây là lối lên buồng ấy thôi.
— Hiện giờ cậu ấy có trong buồng không  ?
— Có. Nó đang ngủ.
— Cậu ấy bao nhiêu tuổi  ?
— Mười sáu.
- Ông thay đổi buồng như vậy, nghĩa là ông sợ có người tấn công ông  ? Ai  ? Một kẻ thù ở cùng ngôi nhà này  ? Một trong những đứa người nhà của ông  ? Hay là kẻ thù từ bên ngoài đột nhập  ? Mà đột nhập thì bằng lối nào  ? Tất cả vấn đề là ở đấy.
— Mai, mai tôi sẽ giải thích ông nghe — ông Fauvin trả lời dứt khoát.
- Sao lai không là tối nay — Perenna hỏi một cách áp đặt.
— Vì tôi cần có bằng chứng — tôi nhắc lại — Vì chỉ cái việc tôi nói ra thôi cũng đủ đem lại những hậu quả khủng khiếp... và vì tôi sợ... Vâng, tôi sợ...
Đúng là ông ta sợ. Vì vừa nói dứt lời thì ông run lật bật, và nom dáng điệu ông thật thiểu não, co rúm.. khiến Đông Luy không cố ép nữa, và nói: "Thôi được  ! Bây giờ tôi chỉ đề nghị ông cho hai chúng tôi ngủ qua đêm tại nhà này, ở một nơi dễ nghe thấy tiếng ông kêu gọi.
— Vâng, xin tùy ý ông. Cuối cùng, có lẽ như thế mà hay  !
Vừa lúc ấy một người nhà gõ cửa buồng và báo là bà Fauvin muốn gặp ông trước khi bà đi chơi. Ngay sau đó bà Fauvin btrớc vào.


available on google playdownload on app store


chưa chín nên bỏ lại cả. Ông gọt một quả lê và ăn. Ông bảo anh người nhà: «Cứ để khay quả đây, đêm tôi có đói thì... À  ! Tôi quên mất  ! Hai ông này ở lại đây. Anh đừng cho ai biết. Sáng mai khi nào tôi bấm chuông thì anh hãy vào".
Trước khi đi ra, anh người nhà để khay quả lên bàn. Perenna quan sát không bỏ sót một chi tiết nhỏ nào, vì sau này sẽ có lúc anh phải nhắc nhở lại rất tỉ mỉ những gì mà bộ não anh đã ghi nhớ một cách máy móc. Anh đếm trong khay có 3 quả lê và 4 quả táo.
Trong khi ấy ông Fauvin lên thang gác, qua hành lang và lên buồng con trai ông. Và ông nói với Perenna cũng đã lên theo tới buồng: « Nó ngủ im thin thít".
Gian buông nhỏ. Buồng được thông không khí bằng một hệ thống thoáng riêng, vì lỗ ô cửa nhỏ trên mái đã đóng bịt bằng một mảnh gỗ. Ông Hippôlit- Fauvin giảng giải: "Tôi đóng bịt như thế từ năm ngoái, là để phòng ngừa cẩn thận. Chả là tôi làm các thí nghiệm về điện nên tôi sợ có người rình mò». Và ông nói khẽ thêm: « Họ rình mò xung quanh tôi từ lâu lắm rồi ».
Ông trở về phòng ông, xem đồng hồ: «10 giờ 15 rồi. Đã đến giờ đi ngủ. Và tôi rất mệt. Các ông thông cảm nhé ! ».
Perenna và Madơru được thu xếp nghỉ ngay trên hai ghế tựa dài đã được người nhà đem đến đặt ở hành lang đi từ phòng làm việc đến mãi tận phòng đợi của ngôi nhà.
Nhưng trước khi chia tay, ông Fauvin, từ nãy đã tỉnh táo lại, bỗng nhiên lại thấy suy sụp. Ông kêu lên một tiếng nhỏ. Đông Luy quay lại, thấy mặt ông đầm đìa mồ hôi nhỏ giọt, và ông run cầm cập vì lên cơn sốt và vì sợ hãi.
— Ông làm sao thế  ?
— Tôi sợ, tôi sợ... Đông Luy kêu lên:
- Ông điên hay sao  ? có hai chúng tôi ở đây kia mà ! Chúng tôi có thể nằm ngủ ngay ở dưới chân giường ông cũng được.
Kĩ sư Fauvin lắc mạnh vai Perenna, nét mặt nhăn nhúm, nói lắp bắp: "Dù các ông 10 người hay 20 người nằm bên tôi thì cũng chẳng cản được chúng nó. Ông biết không  ! chúng nó làm được tất cả. Chúng đã giết ông Vêrô. Chúng sẽ giết tôi, chúng sẽ giết con trai tôi. Trời ơi ! Những quân khốn nạn  ! Xin Trời hãy thương tôi ! Ôi, đau đớn làm sao  !.”
Ông ta ngã quỳ xuống, vừa đấm ngực vừa nhắc lại: « Xin Trời hãy thương tôi ! Tôi không muốn ch.ết ! Tôi không muốn con tôi phải ch.ết ! Trời ơi ! Trời hãy thương tôi !»...
Ông ta chồm đứng lên, dẫn Perenna đến cái tủ kính, đẩy tủ dịch đi một cách dễ dàng vì chân tủ có lắp những bánh con trượt bằng đồng. Tủ dịch đi, lộ ra một tủ sắt chôn chìm trong tường. Ông ta nói: “toàn bộ lịch sử của tôi là ở đây. Tôi ghị cập nhật lưu trữ từng ngày, từ ba năm nay. Nếu có chuyện bất hạnh xảy ra cho tôi, thì việc trả thù cho tôi cũng dễ dàng”.


Ông ta hấp tấp quay các ổ khóa chữ và lấy một chìa khóa trong túi ra, mở tủ sắt. Tủ trống rỗng đến ba phần tư. Chỉ trên một ngăn là có giấy má chồng chất. Trong đống giấy má có một cuốn vở bìa bọc vải xám, có một băng cao su đỏ buộc xung quanh, ông ta cầm cuốn vở và nói nhát gừng: "Đây... Tất cả ở trong cuốn vở này... Với cuốn vở này có thể lặp lại toàn bộ sự việc gớm ghiếc... Trong vở, lúc đầu, tôi ghi những điều tôi nghi ngờ, rồi sau là đến những điều tôi khẳng định... và tất cả... tất cả những gì để đưa chúng nó sa vào lưới... để đánh bại chúng... ông nhớ đấy nhé !... Cuốn vở bọc vải xám... Tôi lại để nó vào trong..”
Dần dần ông ta trấn tĩnh trở lại. Ông đẩy tủ kính vào chỗ cũ, xếp giấy tờ, bật sáng ngọn điện đầu giường, tắt ngọn đến trần ở giữa phòng, và yêu cầu Luy Perenna và Madơru để cho ông đi nghỉ.
Đông Luy đã đi xem xét khắp phòng, kiểm tr.a những cánh sắt của hai cửa sổ, chú ý đến một cửa đi trước mặt phía vào, hỏi, và được ông Fauvin trả lời: "Cửa ấy tôi dùng để tiếp khách riêng và thỉnh thoảng tôi cũng đi ra ngoài bằng cửa đó.
— Cửa đi ra vườn, phải không  ?
— Phải.
— Cửa có đóng kỹ không  ?
— Kỹ. Đây ông xem: có then an toàn có khóa, tôi xâu vào chùm giữ cả hai chìa khóa, khóa cửa này và khóa cửa vườn.
Ông ta bỏ chùm chìa khóa và ví lên bàn, lên giây đồng hồ rồi cũng để lên bàn.
Đông Luy lấy chìa khóa trong chùm, vặn khóa, rút then, mở cửa, theo ba bậc đi xuống vườn. Anh đi vòng quanh đường mòn hẹp, trông thấy và nghe tiếng hai viên cảnh sát đang đi tua, cảnh giới trên đường phố. Anh kiểm tr.a ổ khóa vào: khóa kỹ.
Anh đi lên buồng và báo ông Fauvin: "Khóa đóng tốt cả. Ông cứ an tâm cho đến mai”.
Ông Fauvin tiễn Perenna và Madơru: "chào hai ông. Hẹn đến mai».
Giữa phòng ông Fauvin và hành lang là cửa hai lần cánh, một lần cánh có lắp đệm, bọc vải. Ở phía kia là một tấm thảm dày, ngăn hành lang với phòng đợỉ.
Perenna bảo Madơru: «Bây giờ anh ngủ đi. Tôi thức canh».
Madơru nói: «Thầy có cho rằng sẽ xảy ra chuyện gì không  ?".
— Ta nghĩ là không thể xảy ra; vì mọi biện pháp đề phòng đều cẩn tắc. Nhưng này Madơru, anh biết rõ ông Vêrô chứ ? Liệu ông ta có là người hay thổi phồng mọi chuyện không  ?
— Thưa thầy, ông ta không phải là con người thổi phồng.
- Vậy hẳn anh nhớ điều ông ta đã khẳng định chứ  ? Hẳn là có lý do chắc chắn. Cho nên ta phải luôn luôn mở mắt, tỉnh táo.


— Vâng. Thầy trò ta luân phiên canh gác. Khi nào đến phiên tôi thì thầy đánh thức tôi dậy.
Hai người trao đổi ít lời nữa rồi Madơru ngủ thiếp. Đông Luy thức một mình, trong ghế bành, không cử động, dỏng tai nghe ngóng. Trong ngôi nhà hoàn toàn yên tĩnh. Ngoài đường thỉnh thoảng có tiếng ô tô hoặc xe ngựa. Và tiếng xe lửa chạy trên đường Ôtơi. Mấy lần Đông Luy đứng lên, đến gần cửa phòng nghe ngóng. Không một tiếng động. Chắc chắn là Hippôlit-Fauvin đang ngủ. Anh tự nhủ: «Rất yên tâm ! Ngoài phố đã được canh gác. Kẻ nào muốn vào đây không có lối nào ngoài lối này. Không có gì phải lo ngại".
Đến 2 giờ sáng một xe hơi đỗ trước ngôi nhà. Một người nhà, hẳn là đang đợi ở phía nhà bếp, đi vội ra cổng chính. Perenna tắt đèn trong hành lang, khẽ hé tấm thảm, nhìn thấy bà Fauvin đi về. Theo sau là Xinvét. Bà ta lên gác, cầu thang trở lại tối om. Trên gác trên có tiếng rì rầm hỏi chuyện, tiếng kéo ghế... Và nửa giờ sau thì hoàn toàn im ắng. Trong sự im ắng đó Pereann mơ hồ cảm thấy một mối lo sợ không tả được. Mối lo sợ cứ tăng dần, lớn mãi lên, đến mức anh phải lẩm bẩm: «Chắc cửa không tr.a then. Ta phải xem có thực ông ta ngủ không. Đúng vậy, anh vừa đẩy thử cửa đã mở. Tay cầm đèn bấm, anh đi tới phía giường. Hippôlit-Fauvin nằm quay vào tường, đang ngủ.
Perenna thở phào, nhẹ nhõm. Anh trở về hành lang lay Madơru: Nào, Alếchdăng ! Đến phiên anh.
— Không có gì mới chứ ạ  ?
— Không, không. Ông ta ngủ.
— Sao thầy biết  ?
— Ta đến xem tận nơi.
— Tài nhỉ ! Thế mà tôi không nghe biết gì. Đúng là tôi ngủ như ch.ết  ! .
Perenna bảo: "Anh ngồi đấy và đừng làm ông ta thức dậy nhé ! Ta đi nghỉ một lát».
Nhưng anh chỉ gà gật, không ngủ say, và vẫn biết được những gì xảy ra xung quanh. Tiếng chuông đồng hồ nho nhỏ. Mỗi giờ anh đều đếm. Thế rồi mọi hoạt động ngoài phố bắt đầu. Tiếng các xe đi giao sữa. Tiếng còi các chuyến xe lửa ngoại ô... Các hộ trong ngôi nhà cũng bắt đầu thức dậy. Ánh bình minh xuyên qua các khe cửa sổ, và rồi sáng bạch.
Madơru nói: «Thầy trò ta đi thôi ! cũng chả cần để ông ta khi tỉnh dậy thấy chúng ta ở đây».
Đông Luy khoát tay làm hiệu, và ra lệnh; “Im, im đi !”
— Nhưng... Sao kia ạ  ?
— Anh làm cho ông ta thức dậy bây giờ  !
Madơru vẫn nói to: «Thầy thấy rõ là ông ta có thức dậy đâu  !»


— Ừ nhỉ  ! Đông Luy nói khẽ và lấy làm lạ là Madơru nói to thế mà người đang ngủ cũng không động dạng gì. Anh lại thấy hoảng hốt lo sợ như lúc nửa đêm. Và lần này thấy mối lo sợ lớn hơn mà anh không muốn, không dám tìm hiểu việc có thể xảy ra.
— Thầy làm sao thế ? Thầy khó chịu ư  ! Hay có điều gì  ?
— Không... Nhưng ta thấy sợ  !
Madơru sởn người: «Thầy nói thế nào ? Sợ cái gì ? Thầy nói «sợ» chẳng khác gì ông ta nói hôm qua»
— Đúng thế, đúng thế  ! Mà nội dung cái sợ cũng giống nhau.
- Sao  ?
— Anh không biết ta đang nghĩ gì ư  ?
- Thầy nghĩ gì  ?
- Ta nghĩ có khi ông ta ch.ết rồi  !
- Thầy điên hay sao ấy  !
— Không, không biết  !... Nhưng ta có cảm giác là ch.ết rồi  !.
Anh cầm đèn bấm, đứng như tê liệt ở gần giường.
Anh chưa hề sự cái gì ở trên đời. Thế mà lúc này anh không đủ can đảm bấm đèn soi vào mặt ông Hippôlit Fauvin. Một sự im lặng ghê        rợn tăng dần trong gian buồng !
- Thầy ơi  ! Ông ta không động đậy  !...
— Ta biết, ta biết.. Và nhớ lại, ta mới thấy thêm là suốt cả đêm không lúc nào thấy ông ta động đậy.
Anh phải cố gắng lắm mới tiến được đến sát giường.
Hình như ông ta không thở. Anh cả quyết cầm lấy bàn tay. Bàn tay lạnh ngắt.
Perenna đã trấn tĩnh lại, và kêu lên: «Cửa sổ ! Anh mở cửa sổ ra»
Khi ánh sáng ùa vào buồng, anh thấy mặt ông Hippôlit-Fauvin sưng phù và đầy những vết đen xám. Anh nói khẽ: «Ôi  ! Ông ấy ch.ết rồi  !».
Madơru lắp bắp: «Trời ơi  ! Việc thật là như sét đánh  !».
Hai người đứng lặng đi đến hai ba phút trước một hiện tượng đột ngột và kỳ lạ không tưởng tượng nổi.
Chợt Perenna lóe ra một ý nghĩ làm anh giật thót người. Anh đi vội lên cầu thang bên ngoài, mỗi bước nhảy mấy bậc, chạy dọc hành lang, nhảy xồ vào gian buồng nhỏ, Madaru chạy theo.
Trên giường, Etmông, con trai ông Hippôlit-Fauvin nằm ch.ết thẳng cứng đờ, sắc mặt tái mét.
Madơru nhắc lại: «Cha mẹ ơi  ! Thật là việc sét đánh  !»


Suốt cả cuộc đời mạo hiểm chưa bao giờ tâm thần Perenna rung động như lần này. Anh cảm thấy hoàn toàn bất lực, không phác được một cử chỉ, không nói được một lời. Hai cha con cùng ch.ết. Mới bị giết trong đêm, trước đây vài giờ, tuy rằng nhà đã được canh gác cẩn thận, các lối vào đều đóng kín. Thế mà chúng đã đầu độc 2 cha con bằng một mũi tiêm kinh khủng, như chúng đã đầu độc ông Cốtmô-Moocninhtôn.
Madơru lại vẫn kêu lên: «Cha mẹ ơi, trời đất ơi. Sự việc sét đánh ! Ôi  ! Chúng ta nhúng vào công việc của những người đáng thương này làm gì  ! Và chúng ta đã huênh hoang để cứu họ như thế đấy !».
Trong câu nói có vẻ trách móc. Percana thông cảm và nói: «Anh nói có lý. Ta không đủ trình độ để đảm bảo nhiệm vụ.
— Cả tôi cũng ở dưới tầm, thưa thầy !
— Không, anh chỉ mới nắm được công việc từ chiều hôm qua.
— Thì cả thầy, cũng thế !
— Phải phải  ! Chúng ta chỉ mới nắm từ chiều hôm qua. Còn chúng thì chúng đã âm mưu; bố trí từ bao nhiêu tuần lễ... Nhưng dù sao thì cũng thực là quá quắt ! Hai người đã ch.ết, ch.ết trong khi ta có mặt ở đây. Có mặt ta: LUYPANH... Việc xảy ra trước mắt ta mà ta không thấy gì hết. Có thể thế được ư ?.
Anh vạch vai cậu bé đáng thương, chỉ vào một vết tiêm từ trên xuống:
- Cũng cùng một dấu tích thấy ở ông bố ! Cậu ta hình như không cảm thấy đau đớn nữa kia ! Ôi cậu bé đáng thương ! Trông cậu ta không có dáng khỏe mạnh... Một khuôn mặt xinh đẹp... Bà mẹ chắc sẽ đau khổ lắm  !
Madơru khóc vì tức lộn ruột và vì thương xót, miệng không ngớt: «Việc sét đánh... Việc sét đánh...».
— Madơru  ! Chúng ta quyết phải trả thù.
— Và phải trả thù hai lần, thầy ạ !
— Một lần là đủ, nhưng phải báo thù cho ra báo thù  !
— Đúng  ! Tôi thề sẽ trả thù như vậy.
— Anh nói có lý  ! Chúng ta cùng thề đeo đuổi đến cùng, cho tới khi bắt những kẻ giết hại hai cha con ông Hippôlit-Fauvin phải đến tội một cách xứng đáng.
— Xin thề  !
- Thống nhất  ! Thôi, bây giờ vào việc. Anh gọi dây nói ngay về quận cảnh sát. Ta tin rằng ông Đetmaliông sẽ hài lòng vì được anh báo tin sớm. Và đây là việc được ông ấy quan tâm vào bậc nhất.
— Nếu những người nhà đến... Nếu bà Fauvin..


— Không ai đến được đây trước khi chúng ta mở cửa. Mà ta chỉ mở cửa khi ông quận trưởng đến thôi. Chỉ ông quận trưởng mới có trách nhiệm báo bà Fauvin về cái ch.ết của chồng và của con bà. Thôi anh đi ngay đi !
— Khoan một chút ! Thưa thầy ! Chúng ta quên một thứ có thể giúp ích chúng ta rất nhiều.
- Thứ gì  ?
— Cuốn vở bìa vải xám để trong tủ sắt mà ông ..Fauvin...
— À  ! Hay quá  ! Anh nói chí lý  !... Mà ông ta lại đã cho biết cả những chữ mở khóa... Và chùm chìa khóa lại để ngay trên bàn  !
Hai người cùng vội đi xuống. Madơru nói: "Thầy để tôi làm. Thầy đừng mó tay vào cái tủ sắt thì hơn".
Madơru cầm chùm chìa khóa, đẩy dịch cái tủ kính, tr.a chìa vào ổ, lóng ngóng vì xúc động, và Đông Luy còn xúc động mạnh hơn nữa. Hai người sắp biết rõ câu chuyện bí mật. Cái ch.ết sắp tố giác những kẻ gây ra cái ch.ết !
Đông Luy làu nhàu: «Lâu thế ?».
Madơru thọc tay bới tung đống giấy má lộn xộn trên ngăn tủ.
— Nào, Madơru, đưa đây  !
— Đưa cái gì kia ạ ?
— Còn cái gì nữa  ? Cuốn vở bìa vải xám.
- Thưa thầy, không thể đưa được ạ !
— Hừ  ?
- Vì nó biến mất rồi !
Đông Luy văng ra một tiếng tục. Cuốn vở do viên kỹ sư để vào ngăn tủ, trước mắt anh, đã biến mất !
Madơru nhún vai: "Việc sét đánh ! Thì ra chúng nó biết là có cuốn vở đó".
— Và chúng còn biết rất nhiều cái khác. Chúng ta chưa nắm được đầu mối cuộn chỉ rối với những quân này đâu ! Thôi nhanh lên Madơru ! Gọi dây nói đi.
Madơru làm theo lời ngay, và được báo là ông Đetmaliông sẽ đến máy điện thoại. Madơru chờ.
Trong mấy phút ấy Perenna đi lại, quan sát các đồ vật trong phòng rồi đến ngồi bên Madơru. Anh có vẻ trầm ngâm, suy nghĩ khá lâu. Khi mắt anh nhìn đến khay quả bỗng anh lầm bầm: «Kìa  ! Bốn quả táo nay chỉ còn ba ! ông ta đã ăn một quả ?.
— Chắc thế ! Madơru đáp.
- Lạ nhỉ  !— Perenna nói — Ông ta chê táo chưa chín kia mà ?.


Anh lại suy nghĩ, có vẻ rất lung, khuỷ tay chống xuống bàn, đầu cúi. Bỗng anh ngẩng lên, nói: «Việc ám sát xảy ra trước lúc chúng ta vào phòng, đúng 12 giờ rưỡi đêm».
— Sao thầy biết  ?
— Kẻ giết ông Fauvin sờ vào các vật để trên bàn, đã làm rơi cái đồng hồ và đã nhặt để lại lên bàn. Vì đồng hồ rơi nên đứng: kim đồng hồ chỉ 12 giờ rưỡi.
— Thưa thầy, có nghĩa là lúc 2 giờ sáng thầy trò cùng tập hợp ở đây, thì ta đã canh gác một xác ch.ết nằm ngay cạnh và một xác ch.ết ở gác xếp tầng trên ?
— Đúng thế.
- Nhưng bọn ma quỉ ấy chúng vào bằng lối nào  ?
— Bằng cái cửa này trông ra vườn, và bằng lối ra vào trên phố Xuyt-sê.
— Vậy chúng có các chìa khóa  ?
— Đúng  ! Những chìa khóa giả.
— Nhưng còn những cảnh binh cảnh giới trên hè phố  ?
— Cảnh sát vẫn đi tua qua lại, nhưng họ không ngờ rằng đúng lúc họ quay lưng là lúc họ đã để kẻ gian lọt qua. Lúc chúng vào hay ra cũng lọt qua như thế thôi.
Viên cai Madơru kinh hãi lặng người vì sự can đảm, sự khéo léo và hành động chính xác của kẻ sát nhân. Anh nói: «Chúng nó giỏi cực kì !”
- Đúng  ! «Cực kì» như anh vừa nói. Và ta thấy trước là cuộc đọ sức sẽ kinh khủng kịch liệt. Rất cần phải có nghị lực phi thường trong cuộc tấn công này.
Chuông điện thoại réo. Đông Luy để Madơru nói điện thoại. Anh lấy chùm chìa khóa mở khóa then cửa và đi ra vườn với mục đích tìm kiếm xem có thấy vật gì giúp ích cho việc điều tra. Cũng như hôm trước, nhìn qua những cành lá cây, anh thấy hai cảnh sát viên đi, lại từ cột đèn này đến cột đèn kia. Họ không nhìn thấy anh. Vả chăng họ không có trách nhiệm và không cần biết về những gì có thể xảy ra trong nhà. Anh tự nhủ: «Ta thật có lỗi lớn vì đã để những người canh gác bên ngoài mà không biết đến tầm quan trọng của những việc xảy ra trong nhà".
Qua tìm kiếm, anh phát hiện ra những dấu giày trên đường đi trong vườn, nhưng lẫn lộn quá nhiều nên không phân biệt được cụ thể, tuy nhiên nó chứng tỏ rõ ràng là những hung phạm đã đi trên lối này. Bỗng anh vui hẳn lên: ở mép đường, anh thấy giữa những lá rụng và một lùm cây, có vật gì màu đỏ. Anh đi tới, cúi xuống nhặt: đó là một quả táo, quả táo thứ tư đã không thấy ở khay quả. "Hay quá  ! — anh nghĩ thầm — Ông H.Fauvin đã không ăn quả táo này, mà có lẽ là một đứa trong bọn chúng đã lấy đi do một ý đồ đột xuất nào đó, và rồi đã đánh rơi, không kịp tìm".
Anh nhặt quả táo và xem xét. Bỗng anh rùng mình không ngờ tới một sự thật quá rõ ràng: có người đã cắn vào quả táo, hẳn vì thấy chua nên vứt đi; và những vết răng còn in rõ trên quả tảo. Có thể thế được chăng  ? Có thể một đứa trong bọn chúng đã cắn quả táo nhưng sao lại ngu dại mà bỏ lại  ? Hay là đánh rơi không tìm ra được vì đêm tối ?». Anh cố suy luận, tìm hiểu. Hai hàm răng in vết ngập vào trong thịt quả táo, vết rất rõ và rất đều. Hàng trên có sáu răng còn hàng dưới thì thành hình đường cong liền. Mắt anh không rời vết hàm răng trên quả táo và lầm bầm: «Những răng cọp ! Cũng những vết răng này đã in trên mảnh sôcôla của thanh tr.a Vêrô. Một sự trùng lặp kỳ lạ ! Phải chăng là ngẫu nhiên  ? Phải chăng người cắn quả táo này cũng đã cắn vào mảnh sôcôla mà ông Vêrô đã đưa về quận để làm bằng chứng không thể bác bỏ được ?». Anh lưỡng lự một giây: bằng chứng này có nên giữ riêng cho anh để điều tr.a riêng rẽ không  ? Hay phó mặc nó cho luật pháp tìm kiếm  ? Nhưng anh thấy ghê tởm cái vật đó, không chịu nổi, và vứt nó vào trong đống lá. Anh thầm nhắc lại: «Những chiếc răng cọp  !... Những răng con thú dữ»  ! Anh đóng cửa vườn, cài then, để chùm chìa khóa lên bàn và hỏi Madơru:
— Anh đã báo cáo với ông quận trưởng rồi chứ ?
— Rồi.
- Ông ấy sẽ đến chứ  ?
— Sẽ đến.
— Ông ấy có bảo anh gọi điện thoại sang bên Công an không ?
— Không.
— Hẳn. là ông ấy muốn đích thân nhìn thấy toàn bộ vấn đề. Cũng tốt  ! Thế còn bên an ninh  ? Bên tòa án  ?
— Ông ấy báo rồi.
— Anh làm sao vậy  ? Alếchdăng  ? Sao mà cứ trả lời nhát gừng thế  ? Thế rồi sao nưa  ? Sao anh cứ gườm gườm nhìn ta với dáng điệu buồn cười thế ? Có chuyện gì vậy  ?
— Không.
— Được lắm ! Chắc là sự việc xảy ra làm anh đau đầu. Thực ra sự việc rắc rối thật  !... Không thể đùa với ông quận trưởng. Kể ra ông ấy cũng quá nhẹ dạ tin ta, và ông ấy có thể bi chất vấn sao lại để ta ở đây  !... Cho nên có lẽ là trong việc này anh nên lãnh toàn bộ trách nhiệm về những việc thầy trò ta đã làm. Như thế anh đỡ bị lôi thôi hơn. Anh cứ kiên quyết một mình anh hứng chịu, đừng đưa ta ra làm gì. Nhất là có một chi tiết này tuy nhỏ nhưng cần ghi nhớ, là phải nói rằng anh đã không chợp mắt một phút nào, đêm qua, trong hành lang này. Nếu không thì sẽ gay cho anh đấy ! Và, và... đấy, cứ như thế. Ta thống nhất với nhau chứ ? Bây giờ thầy trò ta chia tay nhau. Nếu ông quận trưởng cần đến ta, mà ta cũng mong thế, thì gọi dây nói về nhà ta ở, tại quảng trường Cung điện Buốc bông. Ta sẽ đến. Thôi, tạm biệt ! Ta chả cần ở lại tham dự cuộc điều tr.a làm gì, vì sự có mặt của ta không hợp cảnh chút nào. Thôi, chào anh bạn !


Anh đi ra phía cửa hành lang.
— Khoan đã  ! — Madơru hét lớn.
— Sao lại khoan  ?
Madơru chạy ra phía cửa, chặn Perenna lại:
- Phải ! Khoan đã ! Tôi không đồng ý với ông. Ông hãy cố kiên tâm một chút chờ ông quận trưởng đến.
—Ý kiến của anh thì ra cái quái gì ? Ta chẳng coi vào đâu.
— Có          thể ông coi ý kiến tôi không vào đâu. Nhưng ông không đi khỏi đây được  !
— Madơru  ! Anh loạn thần kinh rồi hả  ?
Madơru dịu xuống, van nài: “Thưa thầy, thầy ở lại một chút thì đã làm sao  ? Điều dĩ nhiên là ông quận trưởng muốn nói chuyện với thầy”.
— A ông quận trưởng muốn thế hả ? Này con  ! Con sẽ bảo ông ấy là ta không phải ở dưới quyền ông ấy. Ta không dưới quyền ai hết ! Dù là ông tổng thống, dù là hoàng đế Napôlêông đệ nhất mà muốn cản btrớc ta thì... Thôi ! Đừng ấm ớ  ! Cút  !
Madơru dang tay, tuyên bố kiên quyết, dứt khoát:
-         Ông không đi qua người tôi được !
— A ! Buồn cười thật !
— Ông không đi khỏi đây được  !
— Alếchdăng  ! Hãy đếm đi ! Đếm cho đến 10  !
- Tôi sẽ đếm đến một trăm, nếu ông muốn. Nhưng ông không thể...
— Chà  ! Cái điệp khúc của mày làm ta chối tai ! Này !...
Đông Luy nắm hai vai Madơru, xoay người y đi, đẩy vập vào cái đi văng. Và anh  mở cửa.
— Đứng lại không ta bắn ! Madơru thét lên, tay giơ súng lăm lăm, thái độ không nao núng.
Đông Luy đứng lại, ngạc nhiên đến sững sờ. Lời đe hoàn toàn không khoan nhượng, họng súng chĩa thẳng vào anh, mặt Madơru lạnh như tiền. Quái ! Không biết do phép thần nào mà Madơru, người cùng hội cũ của anh, người học trò nhiệt tâm, người tay chân trung thành của anh, do phép kỳ lạ gì mà bỗng nhiên trở mặt đến thế  ?
Anh đến gần Madơru, đặt nhẹ bàn tay lên cánh tay Madơru đang giơ ngang, và hỏi nhẹ nhàng: «Lệnh của ông quận trưởng phải không ?».
— Vâng  ! Madơru, bối rối, đáp.
— Lệnh của ông ấy là phải giữ ta lại, chờ ông ấy đến  ?
— Vâng.
— Và nếu ta tỏ ý bỏ đi thì phải ngăn cản lại ?
— Vâng.
— Bằng mọi cách ?
— Vâng.
— Kể cả cho ta ăn đạn  ?
— Vâng !
Perenna suy nghĩ một chút, và nói bằng giọng nghiêm trang: "Và anh đã toan bắn ? »
Viên cai cúi đầu và nói khe khẽ: «Thưa thầy, vâng"
Perenna nhìn Madơru bằng cái nhìn không phải là giận dữ, mà bằng một cái nhìn đầy thiện cảm, yêu thương. Thật là xúc động xiết bao khi thấy một chiến hữu cũ, nay tuân theo tiếng gọi của nhiệm vụ và của kỷ luật. Tiếng gọi đó thiêng liêng hơn hết, hơn cả tình cảm mến phục và lòng trung thành bất di bất dịch của người học trò đối với thầy.
Anh nói: "Ta không giận gì anh, mà trái lại, ta tán thành hành động của anh. Chỉ có điều ta muốn anh giải thích ta rõ vì sao mà ông quận trưởng...».
Madơru không trả lời. Nhưng nhìn cặp mắt đầy đau khổ của y. Đông Luy bỗng thót giật mình, chợt hiểu ra và kêu lên « Không, không  ! Madơru  !... Nhưng vì đâu mà ông ấy lại có thể có ý nghĩ như vậy  ?... Còn anh, Madơru ? Anh có thể tin là ta đã phạm tội ác ?”
— Ôi, thưa thầy ! Tôi tin thầy như tin bản thân lôi. Không  ! Thầy không giết ai. Nhưng có những sự việc, có những sự trùng hợp ngẫu nhiên...
— Những sự việc, những trùng hợp ngẫu nhiên... Đông Luy chậm rãi nhắc lại.
Anh trầm ngâm suy nghĩ, rồi thốt ra: Đúng rồi, đúng rồi  ! Trong lời anh nói, có những cái rất thực  !... Đúng rồi  ! Tất cả đều trùng hợp  ! Ta nghĩ ra rồi ! Những quan hệ của ta với C. Moocninhtôn, việc ta đến Pari để dự việc mở chúc thư, việc ta cố nài để được ở đây qua đêm, việc cái ch.ết của hai cha con Fauvin có thể đem lại cho ta bạc triệu, và... và... Đúng ! ông quận trưởng của anh có hàng nghìn lí lẽ... Mà... Thôi... Số ta thế là số ăn mày rồi !
— Kìa  ! Thưa thầy !...
— Số ăn mày  ! Anh bạn hãy ghi sâu tiếng đó vào óc  ! Nhưng ăn mày đây không phải là con người Acxen-Luypanh, nguyên vua ăn trộm, nguyên tù khổ sai, nguyên... gì nữa cũng được, tùy ý anh... Trong mảnh đất ấy thì đừng hòng kẻ nào đụng được đến chân lông ta. Nhưng ăn mày đây là con người ông Luy Perenne lương thiện, con người kế thừa toàn hưởng gia tài... Nhưng thực là vớ vẩn  ! Ta mà ngồi vào tù “thì ai là người tìm ra hung phạm đã giết Cốtmô, đã giết Vêrô và hai cha con Fauvin  ?
— Thầy  ! Thưa thầy  !...
— Im anh  ! Nghe xem... !


Một xe hơi đỗ trên đường phố. Và một cái nữa. Chắc hẳn là ông quận trưởng cảnh sát và các thẩm phán tòa án.
Đông Luy nắm cánh tay Madơru: «Chỉ còn một cách, Madơru  ! Là anh đừng có nói rằng anh đã ngủ.
— Không thể được, thầy ạ  ! .
Đông Luy gầm ghè: «Ngu như bò  ! Sao mày ngu đến thế  ! Mày làm ta phát ngấy về cái tính trung thực của mày  ! Thế thì phải làm thế nào  ?».
— Thế thì... Thế thì, thưa thầy... Thầy phải tìm ra thủ phạm.
- Hừ ! Mày léo nhéo cái gì thế  ?
Đến lượt Madơru nắm cánh tay Đông Luy, vẻ đầy thất vọng, nước mắt hòa trong tiếng nói: «Thầy phải tìm ra thủ phạm... Không thì thầy... đi đứt... Chắc chắn như vậy... Ông quận trưởng đã bảo tôi thế. Phải có một thủ phạm để đưa ra trước pháp luật, mà ngay trong buổi tối nay... Cần có một thủ phạm... và thầy phải tìm cho ra...».
- Mày nói hay đấy nhỉ, Alếchdăng  !
— Vấn đề đối với thầy dễ như bỡn. Chỉ có điều là thầy có muốn làm không  !
— Đồ con bò  ! Nhưng có thấy một dấu vết nào đâu  ?
— Thầy sẽ tìm ra dấu vết mà ! Phải có một thủ phạm. Tôi van thầy, thầy hãy đưa ra một thủ phạm. Tôi sẽ đau khổ xiết bao nếu thầy bị bắt. Vả lại... Thầy mà lại bị qui là kẻ giết người  ! Không, không  ! Tôi van thầy  ! Thầy hãy tìm và đưa thủ phạm ra  ? Thầy còn có cả một ngày hôm nay kia mà  ! Đã bao nhiêu vụ thầy khám phá ra nhanh hơn nhiều kia mà  !
Madơru léo nhéo, khóc lóc, vặn tay, nhăn mặt. Trông mà phát buồn cười. Thật là cảm động khi chứng kiến sự đau đớn đến thất thần của một người thấy chủ sắp lâm vào nguy hiểm.
Đã nghe thấy tiếng ông Đetmaliông ở phòng đợi, cách hành lang bằng tấm thảm che. Một xe hơi thứ ba đỗ lại dưới đường phố. Rồi xe thứ tư. Chắc là cả hai xe đều chật cảnh binh.
Ngôi nhà bị bao vây. Perenna im tiếng. Bên anh, nét mặt lo âu của Madơru như đang cầu khẩn anh. Mấy giây trôi qua, rồi Perenna lên tiếng: «Thôi, mọi việc đã quyết định. Ta thú thực là anh có cái nhìn sáng suốt trong tình huống này, và những nỗi lo sợ của anh hoàn toàn có căn cứ. Trong mấy tiếng đồng hồ nữa nếu ta không tìm ra để giao trước pháp luật thủ phạm đã giết ông Hippôlit—Fauvin và con trai ông ta, thì tối nay, thứ năm, ngày mồng một tháng tư, chính ta, Đông Luy Perenna, sẽ vào nghỉ trên nệm rơm ẩm ướt trong hỏa lò».






Truyện liên quan