Chương 12 : Vụ nổ ở phố Xuyt-sê
Đêm 25 tháng 5. Cả phái đoàn đang trụ tại ngôi nhà Hippôlit Fauvin, ngay trong căn phòng ông Fauvin bị ch.ết. Mọi người cãi cọ sôi nổi: nào sẽ có lá thư thứ lư xuất hiện, nào sẽ không có; nào mười hôm nữa mới có vụ nổ, nào sẽ không có vụ nổ nào... Không khí chờ đợi lắng dần... im lặng...
Bỗng tất cả mọi người đều giật mình, ngạc nhiên. Có tiếng chuông vang lên. Chuông nào thế nhỉ ? Nhưng họ nhận ra ngay tiếng chuông từ đâu tới.
Ông Đetmaliông lầm bầm: Tiếng chuông điện thoại !
Đó là một sự kiện làm mọi người hết sức lạ lùng vì không ai nghĩ rằng máy điện thoại lại có thể hoạt động ở ngôi nhà ông Fauvin.
Ông quận trưởng đi đến phía máy trong khi chuông lại reo thêm, ông nói:
— Chắc là từ quận gọi đến. Hẳn có việc gì khẩn cấp đây !
Ông cầm ống nghe: «A lô. Ai đấy ?».
Tiếng trong máy trả lời vừa xa vừa yếu, không sao nghe rõ, khiến ông Đetmaliông phải hét lên:
- Nói lo lên ! Sao ? sao ?... Ai đấy ?
Trong tiếng máy lại lắp bắp mấy câu, hình như làm cho ông quận trưởng kinh ngạc, ông lại nói to:
— A lô ! Tôi chưa nghe rõ, tôi chưa hiểu ! Xin ông nhắc lại. A lô ! Ai ở máy đấy ?
Tiếng trong máy nghe đã rõ hơn: «Đông Luy Perenna đây ».
— Hử ? Sao ? Đông Luy... Perenna !
Ông đã định ngoắc ống nghe và nói cáu kỉnh:
— Lại một trò ch.ết giẫm ! Kẻ nào muốn đùa cợt lếu láo đây !
Nhưng ông bất giác vẫn cứ nghe, và nói càu nhàu:
— Nào ! Có chuyện gì thế ? Đông Luy - Perenna đấy à ?
— Vâng !
— Ông yêu cầu cái gì ?
- Mấy giờ rồi ?
Mấy giờ rồi ! Ông quận trưởng có một cử chỉ giận dữ, không phải vì câu hỏi vớ vẩn này, mà vì ông đã nhận ra đích xác tiếng nói của Đông Luy-Perenna. Ông cố nén, nói tiếp:
— Rồi sao nữa ? Lại có chụyện gì mới thế ? Ông đang ở đâu ?
— Ở nhà tôi. Ở phía trên tấm màn sắt, trong trần nhà của phòng làm việc của tôi.
Ông quận trưởng bối rối: Ở trong trần nhà ?
— Vâng ! Và xin thú thực không lấy gì làm dễ chịu lắm !
Ông quận trưởng thấy ngồ ngộ, bắt đầu nói vui:
— Được ! Chúng tôi sẽ giải thoát cho ông.
— Sau sẽ hay ! Thưa ông quận trưởng ! Xin ông hãy trả lời ngay cho, kẻo tôi kiệt lực rồi, không nghe nói ! Mấy giờ rồi ?
“ Lại đến thế nữa... Nhưng..”
— Tôi khẩn thiết yêu cầu ông...
— 3 giờ kém 20
— 3 giờ kém 20 !
Tiếng của Đông Luy đột nhiên khóc lên như bị nỗi sợ hãi thúc giục, cố gắng vượt sự mệt mỏi. Anh nói như van nài như tuyệt vọng, như ra lệnh:
— Các ông hãy rời khỏi ngay, thưa ông quận trưởng ! Rời khỏi ngay lập tức ngôi nhà Fauvin. Đúng 3 giờ ngôi nhà sẽ nổ tung ! Vâng, vâng ! Tôi thề... Tôi đã bảo đúng 3 giờ ngôi nhà sẽ nổ ! Xin ông nhớ câu mà Vơbe đã đọc trên tờ giấy: «Vụ nổ không phụ thuộc vào các bức thư». Cho nên đúng 3 giờ sáng hôm nay vụ nổ sẽ xảy ra, không sai chút nào. Thưa ông quận trưởng, xin ông hãy nghe tôi ! Bảo tất cả mọi người rời khỏi ngay ngôi nhà. Tôi biết rõ toàn bộ sự thật mà ! Không có cái gì ngăn cản được vụ nổ... Trời ơi ! Tôi cảm thấy ông chưa tin tôi ! Xin các ông nghe tôi, rời khỏi ngay... Ôi ! Tôi không còn lực nữa.
Đông Luy còn nói thêm mấy câu gì nữa nhưng không nghe rõ. Đường dây ngắt, trong khi ông quận trưởng thoáng nghe như có tiếng kêu, nhưng xa xăm, hình như người ở đầu dây kia quá mệt, không kêu được ra hơi nữa.
Ông ngoắc ống nghe, quay lại nói với mọi người:
— Bây giờ là 3 giờ kém 17 phút. 17 phút nữa ngôi nhà sẽ nổ. Đông Luy- Pơeana đã khẳng định chắc chắn như vậy. .
Tuy mọi người nghe lời đó với vẻ châm biếm hài hước, nhưng đều cảm thấy có cái gì ngài ngại, khó chịu. Viên phó phòng Vơbe hỏi: "Thưa ông quận trưởng. Đúng Đông Luy thật ư ?
— Đích thị anh ta. Anh ta vùi mình ở nơi nào đó trong ngôi nhà, bên trên phòng làm riệc của anh ta. Nhịn đói nhịn khát ! Mệt nhọc đến kiệt sức ! Madơru ! Anh đến đó giải thoát cho ông ta. Coi chừng lại là một vố gì đấy cũng nên ! Anh có lệnh truy nã đấy chứ ?
Madơru đến bên ông quận trưởng. Mặt anh tái xanh tái xám:
— Thưa ông quận trưởng ! Chính «ngườỉ ấy» đã bảo là ngôi nhà này sắp nổ ư ?
— Chính anh ta. Anh ta căn cứ vào những dòng chữ mà ông Vơbe đã đọc trong một cuốn sách Sếch- pia. Đêm nay vụ nổ sẽ xảy ra.
— Vào lúc 3 giờ sáng ?
— 3 giờ sáng, nghĩa là trong vòng 15 phút nữa.
— Và ông không rời khỏi đây ?
— Ông nói cái gì thế, ông cai ? Chả lẽ chúng tôi đi nghe cái chuyện bốc đồng của anh chàng đó ư ?
Madơru loạng choạng, và tuy hết sức tôn trọng cấp trên, anh cũng không thể nén được, thét lên:
— Thưa ông quận trưởng ! Không phải chuyện bốc đồng ! Tôi đã làm việc với Đông Luy. Tôi hiểu rất rõ ông ta. Ông ta đã bảo việc gì là tất nhiên có cở sở, có lý do !
— Lý do hạng bét !
Madơru cũng hăng lên, nói tiếp:
— Tôi tha thiết yêu cầu các ông hấy nghe theo người ấy». Ba giờ sáng, người ấy đã nói, ngôi nhà này sẽ nổ tung. Chúng ta hãy rời khỏi đây, tôi tha thiết xin ông, thưa ông quận trưởng !
— Có nghĩa là chúng ta bỏ trốn ! ?
— Thưa ông quận trưởng ! Đâu có phải là bỏ trốn ? Đây chỉ là một việc đề phòng. Ta không nên liều mạng...
— Thôi đi, đủ rồi !
— Nhưng thưa ông quận trưởng ! Đông Luy đã nói...
— Tôi nhắc lại: Im đi ! Nếu anh sợ, thì đấy ! Nhân dịp thi hành lệnh của tôi, anh đi giải thoát cho Đông Luy. Như thế là anh được rời khỏi chỗ này.
Madơru rập chân, đứng nghiêm, chào theo kiểu quân sự:
- Thưa ông quận trưởng, tôi xin ở lại đây.
Và quay đằng sau, anh trở về vị trí cũ, cách biệt mọi người.
Im lặng. Ông Đetmaliông đi đi lại lại trong phòng, chắp tay sau lưng, rồi nói với viên giám đốc sở an ninh và viên tổng thư ký:
— Tôi mong rằng hai ông cũng thống nhất ý kiến với tôi.
— Thưa ông quận trưởng, chúng tôi hoàn toàn thống nhất !
— Phải không ? Vì trước hết cái giả thiết này chẳng dựa trên cơ sở "nghiêm túc" nào cả. Dễ thường tự nhiên quả bom rơi lên đầu chúng ta sao ? Phải có người ném chứ ! Nhưng ai ném ? Ném từ đâu ?
Viên tổng thư ký đánh bạo, nói
— Có thể bằng con đường đã làm xuất hiện các bức thư.
— H-ử ? Như vậy có nghĩa là ông cho rằng...
Viên tổng thư ký không trả lời, và ông Đetmaliông không nói hết câu. Bản thân ông, cũng như mọi người, có cái cảm giác khó chịu mà thời gian cũng trôi đi, cũng trở thành nặng nề không chịu đựng nổi.
Ba giờ sáng ... Mấy tiếng đó luôn luôn ám ảnh tâm trí ông. Hai lần ông xem giờ. Còn 12 phút. Rồi còn 10 phút. Có lẽ nào, do một ý chí với thế lực phi thường nào đó mà ngôi nhà này sẽ nổ tung thật ? Ông dậm chân và kêu lên:
— Thật là ngu xuẩn, thật là ngu xuẩn. Nhưng nhìn mọi người, ông kinh ngạc vì thấy rõ rệt nỗi lo lắng hiện lên nét mặt họ và bản thân ông cũng thấy nhịp tim vô cùng hồi hộp.
Tất nhiên ông không sợ. Chắc mọi người kia cũng không sợ, nhưng hình như từng người đều chịu ảnh hưởng ý kiến của Đông Luy Pêreana mà họ từng biết đã làm những việc kinh thiên động địa, và đã đi vào trong vụ việc này, đi vào cái màn đen tối này với một sự khéo léo lạ kỳ. Tự giác hay không tự giác, mỗi người đều thấy Đông Luy Perenna là một nhân vật đặc biệt có những thiên năng phi thường, một con người làm họ phải nghĩ đến Acxen-Luypanh, một nhân vật thần kỳ cứ như huyền thoại, có dũng lực và trí tuệ siêu phàm.
Và chính Đông Luy bảo họ phải trốn đi. Tuy đang bị truy nã, đang bị vây hãm, người ấy tự nói lên chỗ ẩn nấp để báo cho mọi người biết tới hiểm họa đang chờ. Và hiểm họa đã sát nút ! Còn 7 phút... Còn 6 phút... ngôi nhà sẽ nổ tung. Madơru quỳ gối, làm dấu Thánh và lẩm nhẩm đọc kinh. Hành động ấy gây ấn tượng cho ông tổng thư ký và ông giám đốc sở an ninh, khiến hai ông phác một cử chỉ hỏi ông quận trưởng.
Ông quận trưởng vẫn tiếp lục đi đi lại lại nhưng trong ông dấy lên nỗi lo sợ. Ông nhớ lại những lời trong máy điện thoại của Đông Luy, như một quyền lực thôi thúc ông. Ông đã chứng kiến những việc làm của Perenna. Ông không có quyền bỏ qua lời báo động của một con người như vậy.
Ông lên tiếng: Chúng ta hãy đi khỏi ngôi nhà.
Mọi người tuân lệnh và thở phào nhẹ nhõm. Họ tuần tự đi ra, không phải như chạy trốn, mà là thi hành một mệnh lệnh khôn ngoan, đúng lúc.
Ông quận trưởng là người đi ra cuối cùng, và vẫn để đèn sáng.
Họ tới ngưỡng cửa, ông bảo ông giám đốc sở an ninh thổi còi, tập hợp các cảnh binh và nhân viên bảo vệ, và ra lệnh cho tất cả đều ra khỏi ngôi nhà. Ông lại ra lệnh cho các cảnh binh cảnh giới trên đường phố, đi tránh xa ngôi nhà; và bảo dân chúng đang tụ tập gần đó cũng tránh ra xa. «Mười lăm phút nữa chúng ta sẽ trở lại ngôi nhà".
Madơru nói với ông quận trưởng: «ông cũng sẽ ra khỏi đây chứ ạ ? »
— Tất nhiên. — Ông quận trưởng vừa cười vừa trả lời — Tôi đã làm theo lời của ông bạn Perenna thì tôi phải làm đầy đủ, đến đầu đến đũa.
—Vâng, thưa ông. Chả là chỉ còn có hai phút nữa..,
— Phải, ông bạn chúng ta đã nói là đúng 3 giờ, chứ không phải 3 giờ kém hai phút. Nào ...
Ông ra khỏi đi qua trên đường phố, cùng với ông giám đốc sở an ninh, viên tổng Thư ký, viên cai Madơru, và ông trèo lên bờ cao phía trước mặt.
Madơru nói khẩn khoản: Xin ông nên cúi thấp người xuống.
Ông quận trưởng vui vẻ làm theo.
Mọi người đếm từng giây, có tiếng đồng hồ điểm xa xa, rồi ở ngôi nhà bên cạnh đồng hồ cũng bắt đầu gõ chuông.
Tiếng chuông thứ ba vừa dứt, mọi người nghe có tiếng rắc rắc, rồi một tiếng nổ rất lớn phát ra. Một cột lửa và khói phụt lên, những gạch đá của các tường bắn tung tóe. Và cũng chỉ thế thôi.
Ông quận trưởng chạy tới và kêu: Tiến lên. Gọi dây nói về quận ngay. Bảo điều xe cứu hỏa đến để đề phòng, chữa cháy,
Ông nắm cánh tay Madơru:
— Anh chạy đến xe hơi của tôi, cách đây độ 100 mét, bảo xe đưa anh đến nhà Đông Luy, tìm và giải thoát ngay anh ta rồi dẫn anh ta đến đây ngay.
— Đưa đến đây với thủ tục là hình thức truy nã chứ ạ ?
— Truy nã ! Anh điên à.
— Nhưng ông phó phòng Vơbe ... ?
— Thôi im đi.Vơbe là cái thá gì ? Tôi trực tiếp phụ trách. Anh đi đi.
Madơru đi thực hiện nhiệm vụ, không phải với cái vội vàng của người đi bắt bớ, mà là với một niềm vui đặc biệt. Cho tới nay những hành động mà anh buộc phải thực biện để chống lại một người mà bao giờ anh cũng vẫn gọi là thầy làm cho anh rầu lòng, nhiều khi đến rơi nước mắt. Lần này anh được đến gặp thầy với tư cách ngươi tùy tùng giúp việc, đến để cứu thầy.
Buổi chiều, viên phó phòng Vơbe tin chắc là Đông Luy đã trốn mất rồi nên không khám xét kỹ ngôi nhà theo đúng lệnh ông quận trưởng, mà chỉ để lại ba người cảnh giới.
Madơru đến, gặp ba người ở tầng dưới nhà. Hỏi, thì họ khẳng định là không nghe thấy một tiếng động nào. Anh một mình đi lên—vì muốn chỉ gặp riêng thầy— qua phòng khách, vào trong phòng làm việc. Tới đây anh thấy lo lắng vì thoạt nhìn sau khi đã bật đèn, anh không thấy gì cả.
Anh gọi đi gọi lại nhiều lần: Thầy ơi ! Thầy ở đâu ?
Nlưrng không có tiếng trả lời. Madơru nghĩ thầm: Rõ ràng thầy mình đã gọi điện thoại, thì nhất định là thầy phải ở đây.
Đúng lúc đó, từ xa anh nhìn thấy cái ống nghe đã rời khỏi móc. Anh bước thêm mấy bước thì giẫm phải những mảnh gạch và vữa lở rơi trên thềm. Anh bật thêm ngọn đèn nữa và trông thấy một cánh tay thò xuống khỏi trần, xung quanh cánh tay là mảng tường bị sụt lở, nhưng nhỏ, vai không lọt qua nên không trông thấy được đầu người.
Mndơru bắc một cái ghế, trèo lên, nắm vào cánh tay thấy vẫn nóng ấm nên an tâm.
Một tiếng nói, Madơru nghe thấy xa xăm: Madơru đấy ư ?
— Vâng, chính tôi đây ạ. Thầy không bị thương chứ ? Không có gì nghiêm trọng chứ ạ ?
— Không. Choáng váng thôi, và... bị lả đi...Này, ta bảo..
— Dạ, thầy bảo gì ạ ?
— Anh mở cái ngăn kéo thứ hai ở bên trái của bàn giấy ta, anh sẽ thấy...
- Thấy gì ạ ?
— Thấy một mẩu sô cô la.
— Nhưng...
— Alếchdăng ! Hãy đi lấy đi đã. Ta đang đói cồn đói cào đây !
Nhấm nháp xong, một lát sau đã tỉnh táo hơn, Đông Luy nói:
- Khá rồi ! Bây giờ ta chờ được. Anh chạy vào bếp, lấy bánh và nước cho ta.
— Vâng, tôi đi lấy ngay mang đến cho thầy.
— Khi trở lại đừng đi lối thẳng đến đây. Mà anh trở lại bằng lối buồng của Ph"lôrăngxơ, và bằng con đường bí mật, cho tới cái thang dẫn tới cái cửa sập phía trên.
Và anh hướng dẫn cho Madơru cách làm nghiêng hòn đá để đi vào con đường ngầm nơi mà anh đã tưởng phải bỏ mạng một cách bi thảm.
Mười phút sau mọi việc xong xuôi. Madơru đã phá to chỗ trần và kéo chân Đông Luy ra khỏi nơi tù túng.
Bằng một giọng đầy xúc cảm, Madơru nói:
— Trời ơi ! Thầy đã phải chịu một tư thế không tưởng tượng nổi ! Và thầy đã phải nằm dán bụng để đào... để đào hơn một mét, với cái bụng lép kẹp ! Ôi thật là một công việc dũng cảm !
Khi Luypanh đã ngồi yyên ổn trong phòng và đã ăn thêm mấy lát bánh anh mới nói:
— Đúng là nó đòi hỏi một lòng dũng cảm, anh ạ ! Ta thú thực là trong lúc đầu óc quay cuồng, không làm chủ được mình, ta đã thoáng có ý nghĩ mặc kệ đến đâu thì đến. Mà khổ nhất là thiếu không khí chứ. Tưởng không còn thở được nữa ! Thế mà ta vẫn đào, ta cứ đào, nửa tỉnh nửa mê, như trong giấc chiêm bao. Anh xem đây: những ngón tay ta trầy trụa ! Nhưng cứ nghĩ đến vụ nổ không thể không xảy ra là ta bồn chồn lo lắng, phải tìm cách báo tin cho bằng được. Thế là ta đào ta khoét ! Cho đến một lúc ta thấy hẫng tay, thấy thủng ! Ta thò được bàn tay, rồi cả cánh tay. Ta đang ở đâu thế này nhỉ ? Trời ơi ! Ở ngay phía trên cái máy điện thoại ! Ta biết thế vì ta sờ thấy đường dây ở tường. Thế là ta lại tiếp tục đào khoét, độ nửa giờ sau thì tới được chỗ máy nói. Nhưng tay ngắn, không với tới ống nói, Ta phải dùng một cái dây thòng lọng, kéo được ống nói lên, mà cũng còn cách xa miệng đến 30 phân. Thế là ta cố gào, cố thét lên cho phía các anh nghe thấy... Và các anh đã nghe thấy... Và đến phía các anh phải hành động... Vụ nổ xảy ra rồi phải không ?
— Thưa thầy vâng.
— Lúc đúng ba giờ ?
— Vâng.
— Và tất nhiên trước đó ông Đelmaliông đã cho mọi người ra khỏi ngôi nhà ?
— Vâng.
— Và mãi tới phút cuối cùng mới cho lệnh ra khỏi... ?
— Vâng, đến phút cuối cùng.
Đông Luy vừa cười vừa nói:
— Ta biết ông ấy chỉ đến phút cuối cùng mới chịu nhượng bộ. Và anh Madơru khốn khổ ! Anh đã phải trải qua những phút chờ đợi hãi hùng, vì anh vốn rất tin lời ta !
Perenna vẫn tiếp tục ăn, và dần dần lấy lại cái vui nhộn thường ngày.
Madơru nói:
- Thầy đã phải nhịn ăn uống đến gần 48 tiếng đồng hồ !
— Không đến nỗi ! Dạ dày ta lớn nên cũng dự trữ được khá nhiều từ trước.
Anh chạy đi khoảng nửa tiếng để tắm rửa và cạo râu. Khi trở lại, anh ngồi vào bàn ăn, ăn trứng và thịt nguội mà Madơru đã chuẩn bị cho anh.
Ăn xong, anh bảo: “Thôi, lên đường !”
Madơru nói:
- Thầy cứ thong thả. Đi đâu mà vội ! Thầy hãy ngả một giấc cho lại sức đã. Ông Đetmaliông vui lòng chờ mà !
— Mày điên à ! Thế còn Mari-An-Fauvin ? Dễ cứ để bà ta phải nằm trong tù mãi ư ? Rồi lại còn Xôvơrăng nữa ! Thôi, chúng ta đi ngay. Đừng chậm một giây nào.
Madơru đưa Đông Luy ra xe, vừa đi vừa suy nghĩ:
- Thầy mình chưa thật tỉnh trí ! Giải phóng, tha cho Mari-An và Xôvơrăng cứ như với phép của chiếc đũa thần ! Thầy đi hơi quá xa đấy !
Đông Luy theo ra xe của ông quận trưởng, với phong thái hoàn toàn vui vẻ, thoải mải, như sau một giấc ngủ ngon lành, yên ổn.
Hai người về tới phố Xuyt-sê. Đám người đứng đông trên đường đến nỗi hai người phải xuống xe. Madơru vượt qua cái dây chăng ngăn khu vực nhà với bên ngoài, bảo Đông Luy đứng chờ trên bờ cao đối diện ngôi nhà, để anh vào báo ông quận trưởng.
Trước mặt anh, Đông Luy trông thấy những hậu quả do vụ nổ gây ra. Nó không quá ghê gớm như anh tưởng. Có những mảng trần, tường sụp xuống, nhưng ngôi nhà vẫn đứng nguyên, cả gian phòng của ông Fauvin cũng thế. Và có điều lạ lùng là đèn điện mà khi đi ra, ông Đetmaliông không tắt đi, nay vẫn còn sáng. Trong vườn, trên lòng đường là những đống đồ đạc có lính và cảnh binh gác xung quanh.
Madơru trở ra và nói với Đông Luy:
— Xin thầy đi theo tôi.
Và dẫn anh tới phòng làm việc của kỹ sư Fauvin. Một phần sàn bị hư hỏng. Các tường, bên ngoài, phía trái gần buồng đợi, bị đổ, và một số công nhân đang dựng những xà những cột, lấy từ nhà bên cạnh, để chống đỡ cho khỏi đổ thêm. Nhưng tóm lại, những sự thiệt thòi không to lớn tới mức như dự kiến của kẻ đã gây ra vụ nổ.
Ông Đetmaliông đang ở đó, cùng với những người đã qua đêm trong gian phòng và nhiều nhân vật quan trọng của tòa án, của sở cảnh sát. Riêng phó phòng Vơbe thì đã đi khỏi. Y không muốn chạm trán với kẻ thù của y.
Sự xuất hiện của Đông Luy gây xúc cảm cho mọi người. Ông quận trưởng đi vội tới anh:
— Tôi xin nhiệt liệt cảm ơn ông. Sự sáng suốt của ông dù được khen ngợi thế nào cũng không tương xứng. Tôi xin trịnh trọng tuyên bố rằng ông đã cứu tính mạng cho tôi ! Cả chúng tôi, các ông đây và tôi. Riêng đối với tôi thì là lần thứ hai được ông cứu thoát.
- Thưa ông quận trưởng, có một cách cảm ơn tôi rất đơn giản, đó là cho phép tôi được thực hiện nhiệm vụ của tôi đến nơi đến chốn.
— Nhiệm vụ của ông ?
— Thưa ông vâng. Việc làm của tôi đêm qua chỉ mới là bước đầu của nhiệm vụ. Phần hoàn thành nhiệm vụ của tôi là giải phóng cho Mari-An-Fauvin và cho Gattông-Xôvơrăng.
Ông Đetmaliông cười:
— Ồ ! ồ !
— Phải chăng tôi đòi hỏi quá nhiều, thưa ông quận trưởng ?
— Ai cũng có quyền đòi hỏi, Nhưng đòi hỏi cũng nên hợp tình hợp lý. Vả lại tôi có quyết định được là những người kia vô tội đâu ?
— Dạ chuyện đó có tùy thuộc vào ông, thưa ông quận trưởng ! Nghĩa là nếu tôi chứng minh với ông là họ vô tội, thì ông sẽ báo cho họ biết.
— Được ! Miễn là sự chứng minh của ông không gì có thể bác bỏ được...
Lần này, hơn cả những lần trước, những lời đảm bảo của Đông Luy rõ ràng gây ấn tượng cho ông Đetmaliông. Ông nói:
— Những kết quả điều tr.a sơ bộ của chúng tôi có lẽ sẽ bổ ích cho ông. Đến nay chúng tôi đã biết chắc chắn là quả bom được đặt ở chỗ cửa vào của phòng đợi, có thể là ngay dưới những tấm ván sàn nhà.
— Thưa ông quận trưởng, cái đó cũng không có ích gì. Đó chỉ là những chi tiết thứ yếu. Cái chính yếu bây giờ là ông cần biết toàn bộ sự thật, và sự thật không phải chỉ qua những lời nói.
Ông quận trưởng đi đến bên anh. Các quan tòa và các cảnh binh đứng vây quanh anh. Mọi người theo dõi lời nói và cử chỉ của anh một cánh nôn nóng bồn chồn, phải chăng sự thật này, một sự thật còn xa vời và mung lung, mặc dù dựa trên cơ sở những vụ bắt bớ quan trọng đã tiến hành, sự thật này sắp sửa được phanh phui ?
Giờ phút nghiêm trọng. Các trái tim phập phồng hồi hộp. Vụ nổ do Đông Luy báo biết trước, đã làm cho mọi dự đoán của anh có một giá trị nhờ nói những việc đã xảy ra rồi, và những người vừa mới được anh cứu sống đang sẵn sàng chấp nhận những lời khẳng định xa vời sự thật nhất do con người ấy sắp sửa tuyên bố. Đông Luy nói:
— Thưa ông quận trưởng ! Đêm nay ông đang chờ đợi sự xuất hiện lá thư bí mật thứ tư. Ông đang dựa vào việc chờ đợi sự xuất hiện này, ông sẽ biết bàn tay bố trí các lá thư và bàn tay đã gây mọi tội ác chỉ là một... Và ông sẽ biết kẻ nào đã phạm những tội ác đó.
Anh bảo Madơru:
— Yêu cầu anh cố gắng tạo ra bóng tối dày đặc nhất trong gian phòng này. Những cửa sổ nào thiếu cánh cửa thì anh lấy màn che kín cho. Và anh đóng các cánh cửa đi lại. Thưa ông quận trưởng, có phải đèn điện ở đây đã được thắp sáng một cáph vô tình không ?
— Vâng đúng chỉ là vô tình. Bây giờ chúng tôi sẽ tắt đi.
— Khoan đã ! Các ông ở đây có ai có đèn bấm không ? Mà thôi ! Ta có cái này cũng được việc.
Anh lấy một cây nến từ một cây đèn ra, và thắp lên. Rồi anh xoay công tắc, tắt đèn. Gian phòng tranh tối tranh sáng. Ánh sáng ngọn nến lung linh theo gió nhẹ. Đông Luy lấy bàn tay che ngọn nến, cầm nến đến gần bàn. Anh nói:
— Tôi nghĩ rằng chúng la không phải đợi lâu. Theo dự đoán của tôi thì chỉ vài giây nữa là sự kiện sẽ tự nó nói lên, vượt xa khả năng của tôi.
Anh ngồi ở mép bàn, đầu hơi nghiêng, mắt lơ đãng, miệng nhấm nháp một miếng bánh và thỏi sôcôla. Anh có vẻ đói, nhưng rất bình tĩnh.
Mọi người giữ một thái độ nhăn nhó hồi hộp, đợi chờ.
Thời gian đã lâu quá dự kiến của Đông Luy, có lẽ đã đến 30, 40 giây... Bỗng Perenna nâng cao cây nến lên và lầm bầm: Nó đây rồi !
Đồng thời tất cả mọi người đều trông thấy... trông thấy một lá thư từ trên trần rơi xuống. Nó chao đảo, rơi thư thả như một cái lá từ cây rơi xuống. Nó lướt qua Đông Luy và nằm xuống mặt sàn, giữa hai chân bàn.
Đông Luy nhặt lá thư lên, đưa ông Đetmaliông và nhắc lại:
— Nó đây rồi ! Thưa ông quận trưởng ! Đây là lá thư thứ tư đã được báo là sẽ xuất hiện đêm nay.