Chương 59 : Luận Nho Giáo.

Trần Minh ở Giao Chỉ càng ngày càng thuận.
Mấy ngày tiếp theo mọi việc diễn ra rất suôn sẻ, bất kể là việc chế muối tinh luyện của Minh hay là việc huấn luyện của đám binh lính.


Minh không còn mang Chu Thái ra cho đám tân binh ‘đánh máu gà’ dù sao ‘máu gà’ cũng đánh đủ rồi, kể từ thời điểm Lâm Vĩnh có thể tự mình nghĩ ra ‘biến trận’ vậy thì đã không lại cần Chu Thái khích lệ đám tân binh.


Đương nhiên theo kế hoạch của Minh thì cho dù đám tân binh của hắn không có quá nhiều tiến bộ thì hắn cũng không để hai bên tiếp tục bồi luyện dù sao Chu Thái đánh người là đánh thật, Chu Thái kể cả có thu tay lại thì thương binh nằm trên giường 2-3 ngày là việc bình thường, hắn cùng Nghiêm Mẫn so tài sắp tới cũng không thể để thiếu binh thiếu tốt.


Nếu mà phương án Chu Thái không thành công bản thân Minh cũng chỉ có thể chấp nhận dù sao kế hoạch đặt ra không phải lúc nào cũng có thể đảm bảo trăm phần trăm thành công, thất bại không phải không thể thấp nhận.


Cũng may là kế hoạch thành công vượt quá tưởng tượng của Minh, mới dùng Chu Thái một lần duy nhất vậy mà giúp hắn đào ra Lâm Vĩnh.


Lâm Vĩnh tất nhiên không tính là nhân tài nổi bật gì cả nhưng so với những binh lính khác âu cũng là đáng quý, quan trọng nhất là Lâm Vĩnh trẻ tuổi, tuổi 16 là một độ tuổi đầy hứa hẹn của đời người.


available on google playdownload on app store


Không tiếp tục dùng Chu Thái khích lệ đám binh sĩ thì Minh cũng có bài mới đấy chính là ‘dạy chữ’.


Hắn không tiếc con chữ cho dù là dạy chữ cho người Trung Quốc cũng thế, cả thiên hạ này người người đều biết chữ, người người đều có sách đọc mới hợp ý nguyện của Minh thậm chí vì mục tiêu này Minh chấp nhận trả giá và nỗ lực rất nhiều.


Đây không phải là vì hắn thánh mẫu mà là vì Minh ghét cái đám sĩ tộc, ghét cay ghét đắng.
Ghét sĩ tộc không phải là ‘thù giàu’ ‘sĩ tộc’ cùng ‘giàu’ thuộc về hai khái niệm, đám ‘sĩ tộc cổ’ này cực kỳ đáng ch.ết .


Bọn họ nắm giữ quyền đọc sách trong thiên hạ, nắm giữ tri thức, nắm giữ quyền phát biểu, nắm giữ quyền nhìn nhận đúng sai.


Tại Hán triều có một cái học thuyết gọi là Thiên Nhân Cảm Ứng, học thuyết này do Đổng Trọng Thư đứng ra khai sáng, nếu mà Khổng Tử có thể sống lại vậy người đầu tiên Khổng Tử chém chắc chắn là Đổng Trọng Thư.
Thiên tử - con trời .


Cái khái niệm ở trên là từ đâu ra ? người đưa ra khái niệm này chính là Đổng Trọng Thư, người ủng hộ khái niệm này nhất cũng chính là Hán Vũ Đế.


Năm đó Hán Vũ Đế cực kỳ hiếu chiến nhưng mà triết học chủ đạo của Hán triều trước đó lại đi theo Hoàng Lão, nhà Hán trước đây chính là theo con đường ‘vô vi mà trị’.


Dựa theo Hoàng Lão, nhà Hán thật ra rất phát triển về kinh tế, sức dân được nghỉ ngơi, cuộc sống thoải mái, cũng không có quá nhiều tranh đấu nhưng mà Hoàng Lão Đạo cũng không phải cái gì cũng tốt bởi vì ‘Hoàng Lão Đạo’ quá cẩu.


Bởi quá cẩu dẫn tới nhà Hán bị người Hung Nô đánh tè ra quần.


Nhiều người nói Hán Vũ Đế có thể đánh bại Hung Nô là bởi Hán Vũ Đế có Vệ Thanh cùng Hoắc Khứ Bệnh nhưng nguyên nhân sâu xa không phải, nguyên nhân sâu xa là bởi Hán Vũ Đế đẩy ra ‘Thiên Nhân Luận’ cực lực ủng hộ ‘Thiên Nhân Cảm Ứng’ thay ‘Vô Vi Mà Trị’.


Nếu Hán Vũ Đế không cải biến tư tưởng của cả một thời đại nhà Hán vậy cũng sẽ không có Vệ Thanh, càng không có Hoắc Khứ Bệnh.


Bởi vì cái gọi là Thiên Nhân Cảm Ứng chính là coi thiên tử là trời, đẩy quyền lực của thiên tử đến đỉnh cao, toàn bộ xã hội trực tiếp xoay xung quanh thiên tử, Hán Vũ Đế mới có càng nhiều quyền hành.


Cũng phải khen Đổng Trọng Thư, kẻ này đi theo đạo Khổng Tử lại am hiểu cực sâu ‘cắt câu lấy nghĩa’ từ một đống trích lời của Khổng Tử lại thành công cắt ra một câu ‘Thiên Nhân Cảm Ứng’ .


Khổng Tử về cơ bản chịu rất nhiều tiếng xấu thay Đổng Trọng Thư, Nho Giáo ban sơ là tốt đồng thời cũng tương đối bình ổn nhưng theo Đổng Trọng Thư phất cờ thì Nho Giáo càng ngày càng biến dị cũng càng ngày càng thái quá, độc tôn một nhà cũng từ chính đời Đổng Trọng Thư mà ra .


Khổng Tử phát triển Nho Giáo, Lão Tử trải rộng Nho Giáo sau đó Đổng Trọng Thư đưa Nho Giáo đến đỉnh cao, cuối cùng bao nhiêu cái nồi của nho giáo sau này rơi hết vào đầu Khổng Tử.


Quay lại với Thiên Nhân Cảm Ứng, bốn chữ này rất nặng, nó không chỉ đẩy Nho Giáo đến đỉnh cao, đẩy quyền lực của hoàng đế tới đỉnh cao mà còn đẩy luôn sĩ tộc đến đỉnh cao.


Hoàng đế là thiên tử nhưng mà hoàng đế cũng không thể tự mình giải thích ‘thiên ý’ dù sao nếu cái gì cũng cần hoàng đế đứng ra vậy quá mất thân phận.


Thiên ý liền do quan lại đứng ra vì hoàng đế giải thích, vào thời đại Hán Vũ Đế thật ra cái này giống ‘tay trái – tay phải’ Vũ Đế có thể dễ dàng chưởng khống toàn bộ đám quan lại, thiên ý trong miệng bọn họ tất nhiên là Vũ Đế.


Vấn đề ở chỗ đám sĩ tộc ăn được ngon ngọt hiển nhiên càng ngày càng thái quá nhất là khi cả lịch sử nhà Hán lại có bao nhiêu Hán Vũ Đế ? .


Từ đời Hán Vũ Đế về sau, thiên ý . .. biến tướng thành ý của sĩ tộc, sĩ tộc nắm giữ toàn bộ quyền giải thích cuối cùng, nắm giữ dư luận trong thiên hạ.
Bọn họ nói tròn là tròn, nói méo là méo, chỉ huơu bảo ngựa cũng là việc thường đã thế sĩ tộc là một đám .. . chúa tiêu chuẩn kép .


Cái gì có lợi cho bọn họ vậy tất nhiên là thuận theo ý trời, bất lợi cho bọn họ thì biến thành nghịch ý trời, thích úp bô ai thì úp bô ai bảo 9 phần người đọc sách trong thiên hạ đều từ sĩ tộc mà ra ? .


Trong mắt Minh, cái đám này không đáng ch.ết ai lại đáng ch.ết ? nhưng giết sĩ tộc quả thật quá khó, ngay cả người hiện đại như Minh cũng không thể nào nói có cách giết hết đám sĩ tộc.


Muốn giết được đám sĩ tộc thế hệ cũ này chỉ có cách đi theo con đường của Đường triều, để thiên hạ có càng nhiều người đọc sách sau đó đi theo khoa cử chế .


Cũng có người nói hắn là một người Việt Nam vì sao phải quan tâm sĩ tộc Trung Quốc ? cái này thật ra không phải vấn đề quốc gia mà là vấn đề tư tưởng.


Chỉ có để thiên hạ này có được càng nhiều người đọc sách cùng với việc sĩ tộc cũ triệt để xuống đài, tư tưởng ở Đông Á mới có thể hoàn toàn mở ra, Nho Giáo cũng không biến thành một cái lồng giam khổng lồ.


Việt Nam cùng Trung Quốc có rất nhiều tranh chấp nhưng sự thật thì hai quốc gia vẫn cứ là hàng xóm, sự phát triển của Việt Nam không thể tách rời Trung Quốc, không thể không phòng nhưng cũng không thể không quan hệ.


Nho Giáo cũng không phải tệ nhất là khi Nho Giáo có thể đảm bảo quyền lợi cho hoàng đế, Minh đến cái thời cổ đại này cũng không bị thần kinh mà chơi cái Xã Hội Chủ Nghĩa hoặc Tư Bản Chủ Nghĩa, hai chủ nghĩa này căn bản không áp dụng được vào thời cổ đại .


Nho Giáo là cần thiết tồn tại nhưng Minh lại không mong sau này quyền phát biểu ý kiến ở hết trong tay đám sĩ tộc, sĩ tộc Trung Quốc là như vậy thì sĩ tộc đất Việt Nam vốn cũng chẳng khác gì.


Hắn còn sống hắn có lẽ còn ép được nhưng hắn ch.ết rồi, con cháu hắn lại ép như nào ? đây cũng chính là hiện trạng của Hán triều thời đại hậu Hán Vũ Đế.


Quan trọng nhất là theo càng nhiều người được đọc sách, tư tưởng cùng tư duy con người càng được khai phá, khi đó thiên hạ mới có càng nhiều người tài, Minh có lẽ chỉ là người trồng cây chứ không phải kẻ hái quả nhưng ít ra con cháu hắn sau này còn có người tài mà dùng, cũng không đến mức tất cả quan lại đương thời đều xuất thân sĩ tộc sau đó đối với hoàng đế chỉ đông chỉ tây .


Đương nhiên việc sĩ tộc cũ xuống đài, đối thủ lớn nhất của hoàng đế cũng từ sĩ tộc cũ biến thành Nho Giáo.
Nho Giáo mang lại lợi ích cho nho sĩ cho nên tất cả nho sĩ trong thiên hạ thực tế đều sẽ ủng hộ Nho Giáo, Trung Quốc như vậy mà Việt Nam cũng thế.


Đánh bại sĩ tộc xong, ban đầu rất tốt nhưng theo thời gian chính Nho Giáo lại biến thành phản diện lớn nhất, đây là vấn đề Tống Triều cùng Minh Triều gặp phải.
Hoàng đế không còn là khôi lỗi của quý tộc thay vào đó hoàng đế là khôi lỗi của Nho Giáo.


Tuy nhiên Minh lại không sợ cái này bởi hắn là người hiện đại, Nho Giáo có thể độc tôn ở Trung Quốc nhưng muốn độc tôn ở Việt Nam thì lại không thể, Nho Giáo trọng đạo Khổng Tử vậy Minh trực tiếp ném toán – lý – hoá vào chương trình học là được, coi Nho Giáo như văn học cùng giáo dục công dân để sử dụng không phải không thể .


Nho Giáo ở Trung Quốc có thể trở thành nhân vật phản diện thậm chí tư tưởng của nó bao phủ toàn bộ Đông Á, việc này không xấu.


Chỉ cần Nho Giáo tại Việt Nam không như vậy, trở thành một phần quan trọng trong giáo dục Việt Nam nhưng lại không phải chủ đạo, như vậy không biết chừng mấy trăm năm sau đất Việt thật sự có thể bước ra một bước trong cách mạng công nghệ .
Dĩ nhiên mấy cái này quá xa, Minh chỉ là nghĩ tới muốn làm thì còn lâu.


Trước khi đánh bại Nho Giáo, coi Nho Giáo là phản diện thì Nho Giáo hiện tại vẫn rất đáng yêu, vẫn là chính diện mà Minh cần ôm ấp bảo vệ, sĩ tộc mới là phản diện lớn nhất.
Boss trước mặt còn chưa đánh xong, mơ tưởng gì tìm Boss mới ? .


Chỉ có dẹp được sĩ tộc mới có thể lại tính toán Nho Giáo mà chặng đường này rất dài, dài đến mức Minh cũng không biết trước khi hắn ch.ết hắn có làm được không.


Nhưng kể cả hắn một đời này làm không được, con của hắn cũng sẽ giúp hắn đi tiếp con đường này thậm chí cháu hắn cũng sẽ bước tiếp con đường này.


Về phần càng xa xôi thì Minh tính không được, con cháu tự có con cháu phúc, tính toán đến đời thứ ba . . . bản thân Minh cũng đã không nợ hệ thống, không nợ nó cho hắn cơ hội đi tới cái thời đại này .
_ _ _ __ _


Minh chưa từng nói với chúng đội trưởng rằng ‘phải thắng Nghiêm Mẫn thì mới dạy bọn họ con chữ’ Minh chỉ nói sau trận so tài cùng Nghiêm Mẫn thì hắn sẽ dạy con chữ cho đám đội trưởng nhưng mà có nhiều việc lại không cần phải tự mình nói rõ.


Ánh mắt của các đội trưởng nhìn Minh mấy hôm nay đã thay đổi, trước đó là kính phục nhưng hiện tại tuy vẫn kính phục nhưng càng nhiều là cảm ân.


Minh cảm giác, trước đây chúng đội trưởng chiến đấu là vì trưởng quan mà chiến, vì cấp trên mà chiến nhưng hiện tại bọn họ chiến đấu vì mục tiêu cao hơn .
Vì bản thân mà chiến, vì tương lai mà chiến thậm chí . .. vì phụ thân mà chiến .


Tại cái thời đại Hán mạt này, vô tư dạy con chữ vốn là ân tái tạo đối với nhiều người mà ân tái tạo lại không dưới ân sinh thành.
_ _ _ _ _
P/s : Đây cũng là tư tưởng chủ đạo cùng con đường sau này của bộ truyện .






Truyện liên quan