Chương 70: Lớp Tư Tưởng Chính Trị.
Trần Minh nói với Chu Thái rằng ‘tâm thành thì binh thành’ câu này Trần Minh cũng không phải nói cho có.
Kiếp trước, hắn đi theo quân phiệt Thái Lan, hắn cũng chỉ từ một đứa tiểu binh đi lên.
Hắn không học được cái gì quá cao siêu, thứ duy nhất Trần Minh học được là kẻ dưới khổ, rất khổ .
Trần Minh kiếp trước có mái ấm gia đình hẳn hoi, có cha mẹ yêu thương, có tương lai phía trước rồi biến cố bất ngờ ập đến, chính Trần Minh bây giờ nghĩ lại cũng không biết tại sao hắn lại đi con đường kia .
Có lẽ là một chút bốc đồng tuổi trẻ đi ? năm đó Trần Minh mới 18 .
Tuổi trẻ bốc đồng, tuổi trẻ nghĩ ngắn, tuổi trẻ một đi không trở lại.
Nếu được chọn lại, Trần Minh chắc chắn không muốn đi con đường kia mà nay hắn xác thực được làm lại một lần .
Tuy ở cổ đại cũng là kham khổ, cũng phải lo trước lo sau tính này tính kia nhưng Trần Minh cảm nhận được sự tự do mà kiếp trước rất lâu hắn chưa từng cảm nhận.
Tự do trong mắt Trần Minh không phải là muốn làm gì thì làm mà là không muốn làm gì thì không cần phải làm.
Cho nên Trần Minh quý cái tự do này lắm cũng luôn đốc thúc bản thân dùng kiếp trước để làm thước đo cho kiếp này.
Hắn phi thường chán ghét ‘phản tặc’ hắn đến Giao Chỉ cũng chưa từng nghĩ phản Hán triều, để Giao Chỉ độc lập cũng không chỉ có cách duy nhất phản nhà Hán chẳng qua các tiền bối tiên hiền người Việt đi trước cũng không có cách nào mà thôi, không cần binh đao ai lại nguyện ý binh đao đây ? .
Trần Minh thậm chí còn có thể tính chính xác thời điểm nào Giao Chỉ có thể đạt được độc lập, thành một quốc gia có toàn vẹn lãnh thổ .
Nếu lịch sử Tam Quốc không thay đổi, nếu Trần Minh còn có thể sống đến ngày đó thì thời điểm Tào Tháo xưng vương cũng là thời điểm Trần Minh xưng vương ở Giao Chỉ.
Ngày mà Tào Phi xưng đế thành lập nhà Nguỵ cũng là ngày Minh ở Giao Chỉ xưng đế, thành lập nước Việt.
Minh có kiên nhẫn này, Tư Mã Ý đợi được vì cái gì Trần Minh hắn không đợi được ? .
Mượn Tào Phi phế đế, tự mình xưng đế lập quốc mới là danh chính ngôn thuận, lại không ai có thể nói gì dù sao hắn . . . phản Nguỵ cũng không phản Hán.
Cách này tuy khiến Trần Minh phải chờ đợi rất lâu nhưng cầm đại nghĩa trong tay mới có thể được thiên thu muôn đời .
Tương lai theo Trần Minh dựng nghiệp vốn cũng không thiếu người Hán mà đám người này cũng không thể nói gì Trần Minh dù sao hắn đối với Hán triều đã coi như ‘tận trung’ đại nghĩa ở trong tay hắn mà Tào Phi mới là kẻ phế đế, người dưới cũng không thể nói cái gì thậm chí khéo kinh doanh một chút có thể làm đến tất cả mọi người càng thêm đồng lòng .
40 năm nữa .. . Trần Minh đợi được.
Cũng bởi hắn đặt tầm mắt rất xa cho nên làm mọi việc Trần Minh đều lấy ổn làm đầu, xây nhà phải đảm bảo chắc móng cái đã.
Cũng bởi lấy ổn làm đầu, Minh với những tên binh sĩ đầu tiên này phi thường quý trọng, đây chính là những người giúp Trần Minh đặt vững lý niệm học thuyết quân sự của mình.
Trần Minh cực điểm coi trọng phối hợp của binh sĩ, quân kỷ nghiêm minh, tinh thần đồng đội .
Người cổ đại đều coi binh sĩ là một đám vô học, một đám mãng phu bởi vì kẻ có học ai lại gia nhập quân đội ? .
Loại suy nghĩ này cực kỳ ngu xuẩn cũng cực kỳ hạn chế quân đội phát triển, đặt ở thời hiện đại có ai dám nói làm lính là kẻ vô học ? .
Binh lính chính quy của bất cứ quốc gia nào cũng là ngàn chọn vạn chọn, nói là tinh hoa một dân tộc cũng chẳng sai, không chỉ hình thể mà trí tuệ cũng đều trải qua nghiêm khắc sàng lọc.
Quả thật cũng có những trường hợp ‘con sâu làm rầu nồi canh’ nhưng tổng thể mà nói quân đội một nước là tinh hoa dân tộc của cả một quốc gia đó.
Tại Tam Quốc hoặc là Thuỷ Hử của Trung Quốc lúc nào cũng có cảnh một mãnh tướng phá vạn quân.
Đây là tiểu thuyết tất nhiên cũng có tình tiết hư cấu nhưng nó cũng chứng minh cho việc quân đội ở thời cổ đại không ra sao, một người lại còn có thể phá vạn quân ? ngươi coi ngươi là Thánh Gióng ? .
Người phá vạn quân có hai nguyên do.
Nguyên do thứ nhất là bởi người kia xác thật mạnh, nguyên do thứ hai là quân đội không có sĩ khí, vừa thấy thất thế liền bại trận.
Sĩ khí trong mắt Trần Minh có thể chia thành . . . đại khí cùng tiểu khí .
Tiểu khí chỉ sĩ khí thông thường, nó xuất hiện trong quân đội hằng ngày, đánh thắng thì sĩ khí tăng, thất bại thì sĩ khí giảm .
Thuận gió thì sĩ khí tăng, ngược gió thì sĩ khí giảm, dạng sĩ khí này quân đội nào cũng có cả thôi chỉ là cao thấp khác nhau.
Đại sĩ khí mới khó, đại sĩ khí có thể khiến quân đội ở vào chỗ ch.ết mà sinh, ngược gió mà tiến, cho dù bị đánh bại mà tâm chí vẫn như sắt đá, đây mới là đại sĩ khí .
Đánh trận có thể thua nhưng thua trận không thua người .
Dạng quân đội này ở thời cổ đại làm sao có thể luyện ? theo hình thức của thời cổ đại thì Trần Minh cảm thấy . . . không có cách nào hoặc là Trần Minh sức mọn không làm được .
Tuy nhiên theo cách suy nghĩ của thời hiện đại thì lại khác, Trần Minh biết một ví dụ điển hình, đấy chính là quân đội nhân dân Việt Nam.
Đây là điển hình của một đạo quân nắm giữ đại sĩ khí, thua trận mà không thua người, hiểm tử mà sinh, ngược gió mà lên.
Làm sao có thể tạo ra một đội quân như vậy ? .
Đầu tiên là lòng yêu nước nhưng mà thứ này Trần Minh tạm thời không nắm tới tay được, lòng yêu nước của dân chúng Giao Chỉ . . .không cao lắm .
Sự cam chịu là thứ ăn sâu vào trong suy nghĩ của người cổ đại, chỉ cần có ăn có mặc là được, bọn họ sẽ không quan tâm hoàng đế là ai, triều đại nào, ở Trung Nguyên là vậy mà ở Giao Chỉ cũng không khác lắm.
Lòng yêu nước có thể nuôi dưỡng nhưng hiện tại chưa phải thời điểm thích hợp.
Thứ hai là tư duy cùng tư tưởng của binh lính, cái này Trần Minh lại có thể làm được .
Tất cả cán bộ của quân đội nhân dân Việt Nam thời điểm đó đều có một điểm chung đấy là học qua các lớp chính trị tư tưởng.
Trần Minh tài mọn, hắn cũng tự biết khó so được vĩ nhân, tự mình tạo ra một hệ tư tưởng, một loại học thuyết là không thể nào nhưng hắn lại biết nhìn người đi trước mà học hỏi.
Chính trị là thứ quá cao siêu với đám đội trưởng của Trần Minh hơn nữa Trần Minh cũng quá nhỏ bé để bàn việc chính trị.
Chính trị giai đoạn này ở nhà Hán tất nhiên rất đáng bàn nhưng ngươi có bàn tốt hơn đi nữa nhưng không có khả năng làm gì thì cũng chỉ giống mấy ông uống trà đá vỉa hè đi bàn việc quốc gia đại sự .
Tuy nhiên tư tưởng thì lại khác, tư tưởng có thể lồng ghép, từ đó dần dần thay đổi những đội trưởng này, biến họ thành những cán bộ truyền giáo sau này của Trần Minh.
Khó khăn duy nhất là Trần Minh phải nghĩ cách nói dễ hiểu một chút nếu không người ta căn bản không hiểu được.
_ _ _ __ _
Lớp tư tưởng chính trị của Trần Minh cứ như vậy bắt đầu không kèn không trống, chỉ có mấy chiếc bàn học cùng vài cây nến.
Thực tình thì Trần Minh cũng không muốn dạy học sinh vào buổi tối, buổi tới ở cổ đại không có đèn cho nên học tập không khác gì cực hình, cực hình cho cả người dạy cùng người học.
Đáng tiếc Trần Minh nhất thời cũng không rút được thời gian rảnh, chỉ có thể để mình cùng chúng ‘học sinh’ chịu khổ .
Tất nhiên trừ Trần Minh ra ở đây không ai ngại khổ thậm chí coi đây là niềm hạnh phúc lớn lao.
Có thể học con chữ không hạnh phúc sao được ? .
Nơi này không có bảng mà có bảng thì cũng không có phấn để Trần Minh viết cho nên Trần Minh lựa chọn dùng một tấm bảng gỗ sau đó dùng . . . dao.
Hắn ở trên bảng cứ như vậy khắc hai chữ .
“Trước hết ta phải nói một chút, các ngươi vốn từ không có gì mà bắt đầu, trước chưa học qua chữ, chưa đọc qua sách, học chữ với các ngươi rất khổ, cần đại nghị lực “
“Tuy nhiên ta quả thật cũng có cách để các ngươi học chữ dễ dàng hơn một chút, lại nhìn kỹ cái này “.
Trần Minh vừa nói vừa chỉ chữ ‘Việt’ hắn viết chữ ‘Việt’ trong từ Bách Việt, là chữ phồn thể cũng là chữ viết của người Hán vào thời đại này .
“Chữ này gọi là chữ Việt, Việt trong Bách Việt, đây là một dân tộc sinh sống rất nhiều ở Dương Châu cùng Giao Châu, các ngươi là người Dương Châu cũng không lạ gì đúng không ? “.
Tiếp đó không đợi đám học sinh trả lời, Trần Minh lại viết một chữ Việt khác, đây là cách viết giản thể .
Trần Minh cũng không đối với đám học sinh này nói dân tộc Việt quá kỹ lưỡng, cái này không cần thiết dù sao bọn họ sinh ra và lớn lên ở Dương Châu, đối với người Bách Việt cũng không lạ gì .
“Các ngươi lại nhìn một chữ này, cũng là chữ Việt nhưng xem thế nào ? “.
Trần Minh nhìn xuống dưới lớp, hắn như giáo viên dạy học hàng thật giá thật chủ động chỉ một học sinh bên dưới .
Tại cổ đại đa số người tầng dưới chót có thuộc tính ‘cam chịu’ cùng ‘hướng nội’ không chủ động chỉ đích danh bọn họ, bọn họ đều sẽ một mực im lặng nhất là khi bọn họ cảm thấy ‘không an toàn’.
Học chữ tất nhiên là tốt nhưng tiến vào một lĩnh vực mà bản thân hoàn toàn không hiểu, thấy không an toàn là hiển nhiên .
Người được Trần Minh gọi họ Trương tên Nghĩa, Trần Minh đối với mười học sinh của mình đều biết tên biết gốc gác .
“Trương Nghĩa, ngươi nói “ .
Trương Nghĩa bị gọi, hắn hơi hoang mang, ánh mắt cố gắng nhìn về phía bảng gỗ thậm chí còn đưa tay ra vẻ đếm đếm gì đó rồi đáp Trần Minh .
“Thưa đại nhân . . . thuộc hạ ngu dốt cũng không biết . . . không biết khác nhau ở đâu “ .
Nghe được Trương Nghĩa nói, Trần Minh lườm hắn một cái .
“Ngu dốt cũng phải nói, không quan trọng đúng sai “
“Học không sợ sai chỉ sợ sai mà không biết, sai mà không sửa “.
Trần Minh lần này nghiêm giọng khiến Trương Nghĩa không khỏi sợ hãi, Trần Minh bình thường rất ít khi nghiêm giọng với binh sĩ .
Trương Nghĩa lại khổ sở nhìn lên bảng gỗ sau đó cắn răng nói .
“Thưa đại nhân . .. thuộc hạ cảm thấy chữ . .. chữ sau dễ nhìn hơn chữ trước “ .
Vì sao chữ sau dễ nhìn hơn chữ trước ? đấy chính là vì ít nét hơn, ít nét hơn cho nên đối với đám học sinh mù chữ này tất nhiên có cảm giác ‘đẹp’ hơn.
“Đúng nhưng mà chưa đủ “
“Triệu Phục, ngươi nói “ .
Trần Minh đối với Trương Nghĩa gật đầu rồi lại chỉ một người khác .
“Nói sai cũng được nhưng không được nói giống Trương Nghĩa “.
Triệu Phục bị Trần Minh gọi, chính hắn cũng luống cuống nhưng có Trương Nghĩa đi đầu, cũng lại không quá hốt hoảng, hắn lúc này liền thưa .
“Thưa đại nhân, thuộc hạ cảm thấy chữ sau ít nét hơn chữ trước” .
Triệu Phục là một trong số ít binh sĩ của Minh có thể viết ra được tên mình, hắn so với những ‘đồng học’ khác biết nhiều hơn mấy chữ .
“Trả lời không tệ, đây là đáp án đúng” .
Trần Minh đối với Triệu Phục gật đầu khiến đối phương vui mừng quá đỗi, cho dù đây là ban đêm vẫn để cho người ta cảm giác khuôn mặt Triệu Phục toả sáng .
“Chữ viết sau so với chữ trước ít nét hơn, vì ít nét hơn cho nên càng dễ học, ta gọi đây là chữ giản thể “
“Chữ viết bình thường trong sách ghi lại hoặc quan lão gia dùng để thông cáo cho dân chúng đều là dạng chữ thứ nhất, gọi là chữ phồn thể”
“Chữ giản thể là từ chữ phồn thể tối giản, các ngươi học được chữ giản thể xong vẫn phải học chữ phồn thể nhưng quá trình này đơn giản hơn nhiều dù sao từ chữ giản thể kể cả không có ai dạy chữ phồn thể vẫn có thể tự suy ra mấy phần “ .
“Bắt đầu từ bây giờ, ta sẽ dạy các ngươi chữ giản thể, kiểu chữ này trước mắt chỉ dùng trong sinh hoạt ở quân doanh, cũng không truyền ra ngoài, tất nhiên các ngươi cần truyền lại cho chúng binh sĩ bên dưới nhưng cũng cần nói rõ cho bọn họ khác biệt bên trong “ .
Trần Minh nói xong lại cầm dao lên, vì các học sinh khắc chữ .
Tiết học đầu tiên này cũng không thể dạy cái gì quá cao siêu, trước tiên đẩy chữ giản thể lên sau đó lại dạy đám đội trưởng từ cơ bản nhất ví dụ bộ đếm từ một đến mười.
Nói đây là lớp học chính trị tư tưởng nhưng nó nhất định cũng phải từ lớp học xoá mù chữ đi lên .
Một bên dạy dỗ đám đội trưởng một bên Trần Minh không khỏi thổn thức .
Hắn cảm thấy cách mạng Việt Nam giai đoạn trước có lẽ cũng giống hắn, rất nhiều cán bộ đều phải trải qua lớp học xoá mù chữ đi lên.