Chương 88: Giao Chỉ Tứ Đại Gia Tộc.

Lý Tiến ở trước mặt Trần Minh nhắc tới tứ đại gia tộc, Trần Minh đương nhiên cũng thuận thế hỏi việc này.
Việc này với Lý Tiến cũng không có gì không thể nói thế là dưới sự giải thích của Lý Tiến, tứ đại gia tộc bắt đầu thành hình trong sự tưởng tượng của Trần Minh.
_ _ _ __ _ _


Giao Chỉ có lịch sử cực kỳ lâu đời nhưng mà có rất nhiều thứ lại khó mà tìm hiểu tận cùng, cũng có rất nhiều thứ đã sớm biến mất trong dòng chảy của thời gian.


Ở cái đất Giao Chỉ này, nói về tầm ảnh hưởng lớn nhất hiện tại có lẽ là Trưng Vương, dù việc của Trưng Vương đã là hơn trăm năm trước nhưng tầm ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa vẫn kéo dài đến ngày nay.


Tuy sử sách của Giao Chỉ đã sớm không còn nhưng có những thứ cũng không cần phải ‘ghi lại’.
Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.


Câu nói này không phải truyện đùa, từ sau khi Trưng Vương mất người bản địa Giao Chỉ vẫn luôn mong muốn có một Trưng Vương thứ hai xuất hiện, càng là như thế truyền thuyết về Trưng Vương càng truyền càng rộng, nhiều đời chưa từng đoạn.


Tuy nhiên nhà Hán lại không thể nào để Trưng Vương tồn tại bởi vì xưng ‘vương’ quả thật là từ cực kỳ nhạy cảm với nhà Hán.


available on google playdownload on app store


Tại Giao Chỉ cũng không có các điện thờ hoặc miếu thờ Trưng Vương, chỉ cần dám lập vậy triều đình nhà Hán đều sẽ coi nhưu tội phản quốc mà cho binh lính đến tiêu diệt.


Ngoài ra, Trưng Vương cũng không còn hậu nhân bởi vì nhà Hán từ xưa đến nay dẹp loạn đều là như vậy, chăm chăm nhắm đến những người dẫn đầu, về phần những người khác chỉ cần có thể thoát đi thì nhà Hán cũng không đuổi tận giết tuyệt, chủ yếu là phiền phức cùng không cần thiết- ít nhất trong suy nghĩ của Hán triều là vậy.


Lấy ví dụ như loạn Khăn Vàng, ba anh em Trương Giác – Trương Bảo – Trương Lương đều bị giết, họ hàng thân thích trong gia hộc nhà Trương Giác cũng đều bị giết bằng sạch nhưng mà đám tướng quân bên dưới như Trương Yên, Cung Đồ đều có thể sống rất tốt, ít nhất triều đình cũng không toàn lực nhắm vào đám thủ lĩnh này.


Sự việc ở Giao Chỉ sau thời Trưng Vương cũng là như thế, Mã Viện tuy rút khỏi Giao Chỉ nhưng hậu nhân của Trưng Vương cũng trở thành mục tiêu săn giết của triều đình nhà Hán nhưng cũng bởi vậy mà người dân Giao Chỉ cũng bắt đầu ‘chuyển sự sùng bái’ với Trưng Vương sang những người khác.


Dưới thời Trưng Vương có rất nhiều công chúa, vì lịch sử quá mức xa xôi cho nên cũng không ai nói rõ được công chúa nào công lớn, công chúa nào công nhỏ bởi lẽ đó cùng là công chúa với nhau rất khó phân cao thấp.


Tất nhiên giữa các công chúa cũng có sự khác biệt, khác biệt nằm ở tầm ảnh hưởng của bọn họ khi còn sống với người dân địa phương, ví như Bát Nàn Công Chúa ở đất An Định chẳng hạn.


Ở An Định, người người nhà nhà thời Bát Nàn Công Chúa, cũng bởi vậy đây có thể coi là một trong những vị công chúa đứng đầu đất Giao Chỉ hiện tại.
Cũng nhờ Bát Nàn Công Chúa cho nên mới có dòng họ Phan ở An Định, họ Phan nhờ đó mà trở thành một trong tứ đại gia tộc của An Định.


Tương tự như vậy, ở Kê Từ huyện cũng có một công chúa, người này được xưng tụng là Thánh Chân Công Chúa, tục danh Lê Chân.


Nếu như Bát Nàn Công Chúa được người người nhà nhà ở đất An Định thờ cúng thì Thánh Chân Công Chúa cũng được người người nhà nhà ở đất Kê Từ thờ phụng, cũng nhờ Thánh Chân Công Chúa mà gia tộc lớn tiếp theo ở GIao Chỉ xuất hiện.
Kê Từ huyện – Lê gia.


Ngoại trừ hai vị công chúa này, tại đất Giao Chỉ còn có vị công chúa nào khác ? đáp án tất nhiên là còn, vị công chúa thứ ba được thờ phụng ở đất Giao Chỉ được xưng tụng Thánh Thiên Công Chúa.


Vì thời gian quá xa xưa, Thánh Thiên Công Chúa tục danh là gì cũng đã là một bí ẩn, chỉ biết những người thờ phụng bà còn gọi bà là Nữ Chủ.
Nếu như hai vị công chúa kia hùng cứ ở An Định cùng Kê Từ thì Thánh Thiên Công Chúa lại được thờ phung chủ yếu ở Khúc Dương huyện.


Cũng bởi vậy ở Khúc Dương huyện cũng xuất hiện gia tộc lớn thứ ba ở đất Giao Chỉ, dòng họ - Nguyễn.
Giữa ba nhà Phan – Lê – Nguyễn cũng có khác biệt, chủ yếu là xuất xứ cùng cội nguồn.


Dòng họ Phan là hậu nhân của họ Phạm cùng họ Vũ đổi tên, cũng có thể coi như hậu nhân trực hệ của Bát Nàn Công Chúa.
Dòng họ Lê cũng không cần nói, họ Lê vốn là hậu nhân của Thánh Chân Công Chúa.


Dòng họ Nguyễn thì lại có khác biệt, dòng họ này không tính trực hệ huyết mạch của Thánh Thiên Công Chúa nhưng cũng không phải không có quan hệ gì.


Thánh Thiên Công Chúa tuy đã không rõ tục danh nhưng nàng họ Nguyễn, tích xưa kể rằng cha của Thánh Thiên Công Chúa gọi là Nguyễn Huyến, từng làm quan dưới quyền thái thú Giao Chỉ là Tô Định, sau này vì Tô Định ác nhân, ông bất mãn với Tô Định mà đưa cả gia đình về Khúc Dương ở ẩn, từ đó họ Nguyễn cũng xuất hiện tại Khúc Dương huyện.


Thời đó có thể làm quan cho nhà Hán đã nói rõ thực tài của Nguyễn Huyến đồng thời cũng nói rõ thực lực của dòng họ Nguyễn dù sao . .. đọc sách viết chữ là cần tiền.


Họ Nguyễn đi theo Nguyễn Huyến di chuyển tới Khúc Dương, cũng nhanh chóng trở thành hào cường làng Bích Uyển, phủ Kinh Môn, huyện Khúc Dương.
Năm Thánh Thiên Công Chúa 16, phụ mẫu đều qua đời nhưng bà vẫn được người làng cực độ kính trọng, hiệu xưng Thánh Thiên Công Chúa làm Nữ Chủ.


Tại thời đại đó cũng không có trọng nam khinh nữ hay đúng hơn người Việt cổ càng trọng nữ khinh nam mới đúng, người Việt cổ vẫn theo xã hội mẫu hệ.
Năm đó tuy phụ mẫu của Nữ Chủ tạ thế, Nữ Chủ cũng mới 16 nhưng lại danh chính ngôn thuận tiếp quản họ Nguyễn.


Cái dòng họ Nguyễn năm đó cũng chính là dòng họ Nguyễn hiện tại, bởi vậy họ Nguyễn tuy không phải trực hệ của Thánh Thiên Công Chúa nhưng người dân Khúc Dương huyện vẫn nhận ‘sự chính thống’ của bọn họ.
Cũng khác với sĩ tộc người Hán, đại tộc ở Giao Chỉ thật ra không so tiền tài hay quan chức.


Đại tộc ở đất Giao Chỉ có thể được gọi là đại tộc bởi tầm ảnh hưởng của bọn họ với địa phương, bọn họ có tầm ảnh hưởng rất lớn tới địa phương bởi thế mới được xưng là đại tộc.
Mà theo quan niệm này, đại tộc thứ tư của Giao Chỉ xuất hiện.
Long Biên huyện – Lý gia.


Lý gia không có xuất thân ‘cao quý’ cũng không có ‘tính chính thống’ nhưng Lý gia có tiền, có thể nói là gia tộc giàu có nhất đất Giao Chỉ, ngoài ra Lý gia quả thật có tầm ảnh hưởng khắp Long Biên huyện, bọn họ không vào được vị trí tứ đại gia tộc thì nhà nào vào được ? .


Quan hệ của Lý gia với ba nhà khác vẫn không quá tốt thậm chí là có chút ‘cương’ dù sao chỉ cần mắt không mù đều thấy Lý gia ngả hẳn về phía nhà Hán.


Ba đại tộc khác không giống, bọn họ tuy không phản nhà Hán nhưng cũng không hoàn toàn ngả theo nhà Hán, trong nội tâm vẫn tương đối chống cự Hán triều.


Tất nhiên cho dù người khác nhìn Lý gia như thế nào thì thực lực cùng tầm ảnh hưởng của Lý gia vẫn bày ra đó, chưa kể tại Giao Chỉ làm sao có thể trăm phần trăm kháng cự nhà Hán ? .


Có rất nhiều khi ba dòng họ Phan – Lê – Nguyễn cũng cần Lý gia làm cầu nối khơi thông quan hệ với phía triều đình nhà Hán hoặc sĩ tộc đất Dương Châu, cứ như thế địa vị của Lý gia ẩn ẩn càng ngày càng cao.
Đặc biệt là sau loạn Lương Long, Lý gia lúc này thật sự như mặt trời ban trưa.


Loạn Lương Long ảnh hưởng khắp cả Giao Chỉ, trong tứ đại gia tộc thì họ Phan chịu loạn tai nặng nhất sau đó đến họ Nguyễn.
Họ Lý cùng họ Lê lại ít chịu loạn tai hơn nhiều nhưng họ Lý xem ra càng hơn họ Lê.


Họ Lê chủ yếu sống nhờ làng chài, có rất nhiều thuỷ vực, sông lớn sông nhỏ bao quanh dẫn đến quân lính của Lương Long cũng khó mà dám xâm phạm Kê Từ huyện.


Họ Lý lại khác, họ Lý hùng cứ Long Biên tất nhiên trở thành tâm điểm chú ý của Lương Long, quân đội Lương Long cùng Lý gia ở Long Biên đã đánh không ít trận.


Thật tình mà nói, Lý gia khó mà chống lại bạo loạn nhưng ai bảo Lý gia ở Long Biên ? Chu Ngung cũng không thể để đất Long Biên của hắn loạn thế là phủ thành Long Biên vẫn chiếu cố Lý gia rất nhiều từ đó chiến tích của Lý gia đối với quân Lương Long cực kỳ không tệ.


Trong tứ đại gia tộc đất Giao Chỉ cũng chỉ có một mình Lý gia thật sự có thể ‘cứng đối cứng’ với Lương Long.
_ _ _ _ __
Trong tứ đại gia tộc, Lý gia mạnh nhất, có tiền nhất đồng thời có nhiều mối quan hệ với phía nhà Hán nhất.


Phan gia vốn xuất thân An Định, tài sản không thua kém Lý gia, lương thực cùng gia binh không thiếu nhưng hiện tại xem ra Phan gia chịu tổn hại nhiều nhất, cũng là yếu nhất.


Lê gia ở Kê Từ huyện không chịu quá nhiều binh tai, thực lực được bảo tồn nhưng mà Lê gia vốn am hiểu nghề sông nước, lại không quá yêu thích hướng về bên ngoài phát triển cho nên Lê gia có phần .. an phận thủ thường, tất nhiên Lê gia vẫn là rất mạnh bởi vì dân làng chài vốn chưa bao giờ thiếu vũ dũng, thật sự động binh đao có khi Lý gia cũng không dám đấu với Lê gia.


Cuối cùng là Nguyễn gia, Nguyễn gia có thể coi như truyền thừa lâu đời nhất trong bốn nhà ở Giao Chỉ, thực lực của Nguyễn Gia vốn cũng rất mạnh nhưng Nguyễn gia cũng chịu nhiều thiệt hại từ loạn Lương Long, thực lực hao tổn nhiều tuy nhiên Nguyễn gia cũng có điểm đặc sắc của chính mình đấy chính là ‘truyền thừa’.


Nói về đọc sách biết chữ, con cháu Nguyễn gia là nhiều nhất trong bốn nhà, tuy Nguyễn gia không đi theo con đường kinh thương nhưng danh tiếng lại lớn nhất trong bốn nhà dù sao .. . nếu người dân Giao Chỉ muốn học con chữ, cách tốt nhất là tìm đến Nguyễn gia cầu học.
Đương nhiên, Nguyễn gia cũng chỉ có thể dạy chữ Hán.


Càng làm Trần Minh hứng thú là Trần Minh còn nghe ra sự ghen tị của Lý Tiến đối với họ Nguyễn.
Nguyễn gia có ba bản sách quý, quý đến mức không thể dùng tiền đong đếm.
Tam đại cổ thử của Nguyễn gia lần lượt là Lục Thao – Tam Lược cùng Hiếu Kinh.


Đây dĩ nhiên không phải truyền thừa nguyên bản nhưng bằng ba bản cổ thư này cũng đủ để địa vị Nguyễn gia so với các nhà khác. . . siêu nhiên một chút.
Lục Tao cùng Tam Lượng còn dễ nói nhưng mà Hiếu Kinh thật sự rất rất quý, sách này chỉ có đại sĩ tộc mới có thể nắm giữ.


Lấy vị dụ ở đất Dương Châu, Dương Châu tứ đại thế gia tất nhiên nhà nhà đều có một bản Hiếu Kinh nhưng ví như họ Sĩ hay họ Kiều tại đất Giang Đông thì khác, bọn họ .. không có Hiếu Kinh.
Tại nhà Hán, học vấn tính thế nào ? quan chức lại tính ra sao ? .


Học vấn nho sĩ với nho sĩ là phải xem biện luận mà biện luận ở đây thường thấy nhất là Hiếu Kinh, luận xem ai hiểu Hiếu Kinh hơn ai, người thắng tất nhiên vừa dương hiếu đạo, vừa thể hiện học thuật hơn người.


Về phần quan chức ? thứ nhất tất nhiên là Hiếu Liêm, thứ hai ngươi phải có tiền mua quan, thứ ba ngươi phải được tiến cử hẳn hoi nhưng thật ra còn . . thứ tư.
Võ tướng thì không bàn tới nhưng văn sĩ muốn thăng quan thường thường đều phải cầm hiếu kinh ra luận.


Dĩ nhiên có nhiều trường hợp không cần tỷ như Tào Tung trực tiếp cầm tiền nện quan chức, bỏ 10 triệu tiền mua quan xong cũng không thấy hắn đi luận hiếu kinh nhưng cách làm này hoàn toàn bị sĩ lâm phỉ nhổ.


Sĩ lâm vẫn sẽ bắt ngươi mang Hiếu Kinh ra luận, ngươi biện luận càng tốt thì càng thể hiện thực tài cùng phẩm tính, người như vậy tất nhiên được sĩ lâm coi trọng, danh vọng tăng cao, chức quan cũng theo đó mà tăng, dạng như này được gọi là ‘hiền danh’.
Vì lẽ đó, Hiếu Kinh thật sự rất quý.


Lý Tiến đối với Tam Lược, Lục Thao chẳng thèm ngó tới nhưng với Hiếu Kinh quả thật đỏ cả mắt.






Truyện liên quan