Chương 90: Trần Minh Cùng Vấn Đề An Ninh Lương Thực.
Lý Tiến cùng Trần Minh đều có thể coi là trọng thị việc giao thương với người bản địa ở trên núi nhưng cả hai lại có khác biệt cơ bản trong suy nghĩ.
Đối với Lý Tiến, vị Lý gia gia chủ này giữ mối quan hệ hữu hảo với các bộ tộc trên núi nhằm mục đích lớn nhất là để bình ổn các bộ tộc này.
Lý Tiến sẵn sàng trao đổi tài nguyên với các bộ tộc trên núi để đảm bảo bọn họ có thể sinh tồn từ đó dẫn tới không sinh sự với những người dưới núi.
Việc các bộ lạc trên núi đánh xuống dưới núi cướp lương thực cùng nhu yếu phẩm không phải không có nhất là vào thời điểm mùa đông khắc nghiệt.
Với Lý Tiến, chỉ cần các bộ tộc trên núi ‘an phận’ đã là thành công lớn, Lý Tiến sẽ không nghĩ xa hơn.
Trần Minh thì khác, Trần Minh lại thật sự muốn các bộ tộc trên núi theo mình bởi vì hắn biết Giao Chỉ thiếu sức dân.
Giao Chỉ không có hệ thống đường xá hẳn hoi, các đồng ruộng mương nước không được quy hoạch cụ thể, đến cả dân sinh cũng cực kỳ tản mạn, một nơi như vậy khó mà thành công được.
Trần Minh muốn là muốn kéo hết người trên núi xuống dưới núi để tối đại hoá sức lao động đồng thời một lần nữa quy hoạch lại dân sinh của Giao Chỉ.
Tất nhiên, Trần Minh cũng hiểu cách suy nghĩ của Lý Tiến không sai, hắn không thể lấy ánh mắt của người hiện đại đi đánh giá cách làm của người cổ đại như Lý Tiến được.
Phải biết tại thời đại này khi triều đình nhà Hán chiêu an một thế lực nào đó thì mục tiêu lớn nhất cũng chỉ là ‘cầu ổn’ cầu đám người kia không tiếp tục phản mà không phải nghĩ cách hợp nhất cùng tiếp nhận đối phương.
Nguyên do lớn nhất của việc này là triều đình thiếu lương thực hay đúng hơn cả thiên hạ này đều thiếu lương thực.
Tiếp nhận thêm người vậy đồng nghĩa với gánh nặng an ninh lương thực sẽ tăng cao, vấn nạn này . . . khắp thiên hạ lại có mấy người giải quyết được ? .
Ngay trong Tam Quốc Diễn Nghĩa miêu tả Gia Cát Lượng thường xuyên làm công việc đồng áng, ở nhà tranh cày ruộng qua ngày thì Gia Cát Lượng cũng không thể giải quyết vấn đề an ninh lương thực của nhà Thục Hán.
Tuy nhiên Trần Minh không giống những người ở thời đại này, hắn đối với an ninh lương thực nghĩ rất thoáng bởi Trần Minh tin tưởng hắn có cách giải quyết vấn đề này.
Đây không phải việc dễ dàng nhưng bảo không có cách nào thì không phải, ít nhất Trần Minh có con đường rõ ràng.
Tìm một số loại cây lương thực mới phụ trợ cho cây lúa là bước thứ nhất.
Bước thứ hai là quy hoạch hoá lại toàn bộ đồng ruộng cùng mương nước ở Giao Chỉ thậm chí Trần Minh sẵn sàng để địa chủ thâu tóm toàn bộ ruộng đất của dân chúng.
Người người đều sẽ cảm thấy địa chủ thâu tóm đất là sai nhưng thật ra không phải, đất đai càng tập trung mới càng dễ dàng quản lý, càng dễ dàng bội thu.
Từng mảng ruộng vườn phân tách nhau, từng người tách ra cáy cày mới giảm thiệu độ hiểu quả của việc trồng trọt, thua xa thống nhất quản lý.
Tệ nạn duy nhất của việc này chỉ ở chỗ địa chủ nhờ vào ruộng vườn thống nhất mà thu hoạch được càng nhiều, sau đó bọn họ có thể chia sẻ lại cho dân chúng bao nhiêu ? .
Nhân tính con người vốn là như vậy, kiếm tiền càng nhiều thì càng tham lam, mấy ai biết đủ ? .
Trần Minh lại giải quyết việc này như thế nào ? Trần Minh cảm thấy không khó bởi vì tư duy của hắn không giới hạn ở thời đại này.
Trong mắt Trần Minh, chỉ cần đẩy mạnh công thương nghiệp là được, đẩy địa vị của công thương nghiệp sánh bằng nông nghiệp là được.
Nông dân bị địa chủ hà hϊế͙p͙ đơn giản bởi sức lao động quá rẻ mạt, sức lao động không đáng tiền, đuổi đi một đám người lại có một đám người khác quỳ xuống cầu cơm.
Sức lao động tiện như vậy, địa chủ vì sao phải đối tốt với đám nông dân ? .
Nhưng nếu công thương nghiệp phát triển, khi các thương gia mở nhà xưởng, mở các ‘đại phường’ thì bọn họ cũng sẽ cần rất rất nhiều nhân lực.
Thời điểm đó không còn là địa chủ hà hϊế͙p͙ nông dân mà là giai cấp địa chủ cùng thương nhân cạnh tranh nhân lực, khi đó cuộc sống của người dân tất nhiên được lợi rất nhiều.
Việc này nói thì đơn giản nhưng để làm được nó thì vẫn là một chặng đường cực dài, còn bao hàm rất nhiều yếu tố như ‘nguồn xuất hàng’ ‘con đường giao thương’ ‘cơ chế chính sách’ nhưng chí ít Trần Minh trong đầu đều đã nghĩ đến những điểm này.
Càng đáng mừng là việc đẩy mạnh công thương nghiệp ở Giao Chỉ cũng không quá khó khăn, độ khó kém xa nếu như cho Trần Minh thực thi ở nhà Hán.
Không bàn đến đám thế gia đại tộc phản đối, chỉ cần nho giáo thôi cũng đủ để Trần Minh đau đầu.
Muốn đẩy mạnh công thương nghiệp thì nhất định phải giải phóng được sức lao động, sức lao động ở đây chính là nữ nhân.
Phải làm sao để nữ nhân cùng nam nhân đều bị kéo đi làm việc, tối đa hoá sức lao động của người trưởng thành nhưng đặt ở nhà Hán thì việc này lại không được, đám hủ nho kia không chửi ch.ết Trần Minh mới là lạ dù sao với nho giáo thì ‘quân tử không lại gần phòng bếp’ ‘nữ nhân lại không ra ngoài’.
Đã thế tại Giao Chỉ cũng không có cái gì gọi là ‘trọng nam khinh nữ’ Giao Chỉ xưa kia vốn theo xã hội mẫu hệ, tuy hiện tại xã hội mẫu hệ vẫn không còn nhưng địa vị của nữ nhân vẫn rất cao, làm đến ‘nam nữ bình đẳng’ lại không phải vấn đề dù sao mấy chục năm sau nước Nam xuất hiện khởi nghĩa Bà Triệu đây này.
Nữ nhân nếu không có địa vị trong xã hội thì lại làm sao khởi nghĩa ? .
Tiếp theo là phương án thứ ba, Trần Minh nghĩ đến cải tạo công cụ lao động cùng dạy dân chúng . . . làm nông.
Công cụ lao động làm sao cải tạo ? có hai thứ Trần Minh có thể vì dân chúng Giao Chỉ làm, thứ nhất là cải tiến lưỡi cày, thứ hai là cải tạo guồng nước tưới tiêu.
Cải tạo lưỡi cày cơ hồ là ‘kiến thức cơ bản’ với tất cả người xuyên không về thời cổ đại bao quát Trần Minh .
Hắn lớn lên ở Thái Lan, tuy không xuất thân làm nông nhưng mà lưỡi cày thì hắn nhìn thấy nhiều lắm, ai bảo Thái Lan cùng Việt Nam là hai vựa lúa lớn nhất Đông Nam Á đây ? .
Không chỉ lưỡi cày mà guồng nước cũng là như thế, Trần Minh có thể coi như ‘nhìn nhiều thành quen’.
Về phần dạy nông dân làm nông, cái này cũng không phải ‘múa rìu qua mắt thợ’ mà là Trần Minh thật sự biết, thật sự có thể dạy người dân.
Người dân ở thời đại này không biết trồng xen canh nhưng Trần Minh biết.
Hắn không dám nói hiểu rõ loại cây nào nên trồng xen với loại cây nào nhưng chỉ cần có ruộng thí nghiệm, bỏ ra vài năm sẽ rất nhanh thu được đáp án, Trần Minh chỉ cần đưa ra phương án cùng mệnh lệnh là được.
Tiếp theo là phương pháp thâm canh gối vụ, người dân ở thời cổ đại cũng không hiểu thứ này.
Ví như trồng lúa, cây lúa chỉ có hai mùa, khoảng thời gian xen giữa hai mùa thì đồng ruộng sẽ để trống.
Đây là bởi tất cả mọi người đều sợ đất mất chất dinh dưỡng, sợ không đủ lượng nước dần dần thành thói quen ngàn đời nhưng Trần Minh không giống.
Đất không đủ chất dinh dưỡng có thể bón phân, dùng tảo biển làm phân bón hoặc áp dụng mô hình Vườn – Ao – Chuồng (VAC) vào trong nông nghiệp.
Sợ lượng nước không đủ thì tập trung khai thông thuỷ lợi, hệ thống mương máng đồng thời xây dựng các guồng nước tưới tiêu là có thể giảm thiểu được phần nào.
Biện pháp thứ tư đồng thời cũng là biện pháp cuối cùng mà Trần Minh nghĩ tới đấy chính là giao thương.
Thiếu lương thực vậy thì dùng thứ khác đổi lương thực, ví như . . . muối, đồ gốm cùng thuỷ tinh chẳng hạn.
Cả ba thứ này, Trần Minh đều hiểu .
Trần Minh từng nói cha mẹ hắn làm buôn bán, vậy cha mẹ hắn rốt cuộc buôn bán cái gì ? đáp án chính là đồ gốm cùng đồ thuỷ tinh mỹ nghệ.
Nhà hắn trước đây thậm chí còn có mấy cái nhà xưởng hơn nữa nhà hắn cũng không dùng máy móc trong chế tạo đồ gốm cùng thuỷ tinh.
Máy móc tất nhiên vẫn phải dùng nhưng những công đoạn yêu cầu sự tỉ mỉ thì đều phải dùng thuần sức người, có như vậy mới có thể gắn mác ‘hàng thủ công mỹ nghệ’ mới có thể bán giá cao.
Bởi lẽ đó, Trần Minh từ nhỏ đã được tiếp xúc với các xưởng làm thuỷ tinh cùng làm đồ gốm mỹ nghệ.
Có những thứ hắn đã sớm quên, tay nghề cũng không còn nhưng mà Trần Minh có thể thử làm lại, thử nhiều lần, sai nhiều lần vậy tất nhiên có thể chỉnh sửa thành đúng .
Còn phần con đường thông thương cũng rất nhiều, đất Giao Chỉ thật sự không thiếu đường thông thương.
Theo lịch sử, phía dưới hai quận Cửu Chân cùng Nhật Nam là vùng đất của người Cham-Pa nhưng mà giai đoạn này người Cham-Pa còn chưa lập nước, bọn họ là các bộ tộc sống xen kẽ nhau tại khu vực phía dưới Đồng Bằng Bắc Bộ của Việt Nam sau này.
Chỉ cần Cham-Pa không lập quốc, giao dịch với các bộ tập Cham-Pa không khó thậm chí là . . . đồng hoá cùng xâm chiếm.
Ngoài Cham-Pa thì hàng xóm của Việt Nam vẫn có Xiêm (Thái Lan) nhà Hán (Trung Quốc) xa hơn một chút thì có Cao Ly (Hàn Quốc – Triều Tiên) Phù Tang (Nhật Bản) thậm chí là cả Ấn Độ.
Chỉ cần có thể đưa thuyền ra biển, rất nhiều con đường đều có thể đi, không thể giao thơng với các quốc gia chính thống thì ngoài Thái Bình Dương không thiếu đảo có người ở hoặc tài nguyên phong phú.
Trần Minh không tin ra biển còn có thể đói ch.ết người dân Giao Chỉ.
Trần Minh từ khi đi đến thế giới này, hắn quả thật chưa từng đặt tầm mắt ở Trung Nguyên, cũng chưa từng nghĩ đi tranh thiên hạ nhà Hán, ánh mắt của hắn vẫn luôn đặt ở biển cả bao la ngoài kia.
Từ xưa đến nay lấy Nam phạt Bắc mà thành công bản thân Trần Minh chỉ biết hai người.
Người thứ nhất là Chu Nguyên Chương, người thứ hai là . . . Nguyễn Ánh.
Chu Nguyên Chương thì Trần Minh học không được, còn Nguyễn Ánh thì Trần Minh . . . không muốn học.
Ngược lại địa hình Việt Nam với đường bờ biển đẹp như vậy không đi tận dụng há chẳng phải có lỗi với mẹ thiên nhiên lắm hay sao ? .
_ _ _ _ _ _
Trần Minh biết hắn còn một chặng đường rất dài phải đi, nói cái gì thì hiện tại cũng là quá sớm nhưng mà bước đầu tiên hắn coi như thành công bước ra.
Hắn thành công tạo dựng quan hệ với A Chính cùng A Sử.
Trần Minh vui vẻ thu đàn chó con cùng vài tấm da thú chất lên xe, A Chính cùng A Sử lại thu được 10 đấu gạo mang về bản làng.
Trần Minh biết hắn sắp phải tới An Định, cũng không còn nhiều thời gian ‘kéo thiện cảm’ với A Chính cùng A Sử nhưng mà hắn cũng không gấp, mọi việc cứ từ từ mà tính cũng được dù sao thiện cảm là thứ cần thời gian bồi dưỡng chứ không phải ‘đùng’ cái là có thể thành hình.