Chương 93 : Bát Nàn Miếu.

Giao Chỉ, tiết trời tháng 8, trời quang mây tạnh.
Qua mấy ngày mưa, bầu trời liền hửng nắng.
Cái thời tiết tháng 8 chính là như vậy, cuối hạ đầu thu, có phần dở dở ương ương.
Trần Minh lúc này cưỡi ngựa đi đầu, sau lưng hắn là hai người Lý Bưu cùng Chu Thái.


Lý Bưu cũng là một trung niên văn sĩ, theo như Lý Cầm nói thì Lý Bưu là em họ của gia chủ Lý Tiến, người này có một bộ râu kẽm tương đối đặc trưng.


Ở thời đại này văn sĩ cũng không đại biểu cho yếu nhược, quân tử lục nghệ tuy chỉ nổi bật vào thời Chiến Quốc nhưng vẫn một mực kéo dài đến hiện tại, văn nhân không chỉ biết đọc sách còn cần rèn luyện.


Đi đến thời cổ đại cũng không thể vì đối phương là nho sĩ hoặc quân sư mà nghĩ đối phương yếu, tại Tam Quốc có rất nhiều ‘quân sư’ võ lực cực kỳ không tệ.
Nổi tiếng nhất có thể kể tới hai người Trình Dục cùng Từ Thứ.


Ai cũng biết Trình Dục là quân sư của Tào Tháo, bản thân Trình Dục cũng không quá nổi bật về danh tiếng so với đám người Quách Gia, Tuân Úc, Tuân Du hay Giả Hủ nhưng mà địa vị của Trình Dục trong quân Tào Tháo cực cao, có thể sánh với Tiêu Hà dưới thời Lưu Bang.


Nhắc tới Trình Dục, ai ai cũng biết họ Trình là quân sư nhưng không chỉ như thế, thời điểm Tào Tháo bị Trần Cung phản, nếu không có Trình Dục thủ vững Quyên Thành thì Tào Tháo đã sớm ch.ết.


available on google playdownload on app store


Trình Dục thủ thành dũng mãnh dị thường, cùng quân sĩ lên trên đầu thành chém giết cùng quân Lữ Bố mấy ngày mấy đêm, một tấc đất cũng không lùi từ đó mới cứu được Tào Tháo một mạng.


Võ lực của Trình Dục không phải việc đùa chẳng qua đối phương bình thường không thích liều mạng mà thôi.
Nhắc đến Trình Dục tất nhiên không thể không nhắc tới Từ Thứ dù sao theo Tam Quốc Diễn Nghĩa thì Trình Dục chính là người bày mưu cho Tào Tháo cướp Từ Thứ về từ Lưu Bị.


Từ Thứ xuất thân hàn môn đất Dĩnh Xuyên, thuở nhỏ tuy có phần thông minh hiếu học nhưng học thức cũng không cao, chủ yếu bởi Từ Thứ không có điều kiện đi học, Từ Thứ thậm chí cũng không nghĩ tới cầu học mà trở thành du hiệp.


Du hiệp cũng có thể ví như ‘hiệp khách giang hồ’ trong mấy câu chuyện võ hiệp, Từ Thứ một người một kiếm bôn tẩu giang hồ thậm chí vì bằng hữu phẫn nộ rút kiếm giết người sau đó vẫn chạy thoát được khỏi quan binh truy bắt, chạy ra được khỏi đất Dĩnh Xuyên đủ để thấy võ nghệ Từ Thứ vốn không tệ.


Chẳng qua sau này Từ Thứ vì sợ tội bỏ chạy tới Kinh Châu, lại được danh sĩ yêu quý nhận làm đệ tử từ đó chuyên tâm học tập từ đó cũng không còn đi theo con đường ‘du hiệp’.
Ví dụ như vậy tại thời Tam Quốc có nhiều lắm.


Dĩ nhiên, Lý Bưu không thể so sánh với Trình Dục hay Từ Thứ nhưng theo quân mấy ngày, Lý Bưu cũng không làm chậm tốc độ hành quân của Trần Minh, mỗi ngày đều có thể cưỡi ngựa đuổi kịp Trần Minh, đủ để thấy thân thể người này cũng không tệ.


Lý Bưu lúc này ở bên cạnh Trần Minh đang vì hắn giới thiệu đủ loại cảnh sắc của An Định.
Huyện An Định không tính là lớn, nó nhỏ hơn huyện Long Biên nhiều nhưng cảnh sắc của An Định cũng mang những nét riêng biệt rất dễ nhận thấy.


Đầu tiên là không khí, không khí An Định huyện có phần thoải mái hơn so với Long Biên, cho người ta cảm giác thoáng đãng hơn so với Long Biên.
Cảnh sắc của An Định huyện cũng có phần thoáng đạt bởi nơi này đa số đều là bình nguyên mà không phải núi rừng như xung quanh Long Biên huyện.


An Định nhiều sông, điển hình nhất là Mẫu Hà (Sông Hông) cùng sông Phú Lương (Thái Bình) đây là hai con sông lớn nhất của quận Giao Chỉ đồng thời tạo nên khu vực đồng bằng trù phú bậc nhất tại Giao Chỉ.


Cũng bởi nhiều sông ngòi cho nên không khí mới có phần ẩm thấp cùng thoáng đật hơn so với khu vực Long Biên huyện.
Trần Minh trước đây có chút nghi hoặc bởi vì hắn không rõ vì sao Long Biên huyện lại không phải vựa lúa của Giao Chỉ dù sao Long Biên huyện cũng chiếm một phần lớn của đất Hà Nội sau này.


Tại nơi đây đất đai vốn màu mỡ, được phù sa sông Hồng bồi đắp nhiều đời, không có lý do gì lại không phát triển nông nghiệp, Long Biên có thể không sánh được bằng Thái Bình nhưng cũng không đến mức nông nghiệp không được trọng vọng chứ ? .


Thực tế thì Long Biên giai đoạn này quả thật không đặt nặng nông nghiệp, xa xa không thể đạt đến hai chữ ‘vựa lúa’ nông nghiệp tại Long Biên huyện chỉ dừng lại ở việc đủ nuôi sống dân chúng trong huyện thôi.


Nguyên nhân có ba, đầu tiên việc trồng trọt không thể nào so sánh với buôn bán được, Long Biên huyện là quận trị của Giao Chỉ, là trung tâm giao thương của Giao Chỉ với khu vực phía Bắc, điển hình là với Dương Châu cùng các vùng đất khác thuộc Giao Châu.


Kinh thương phát đạt, cho nên hào cường cùng địa chủ lại không quá mặn mà với nông nghiệp.
Nguyên nhân thứ hai là bởi nạn Sơn Việt, đây cũng chính là những người trên núi.


Bình thường thì không sao nhưng nếu gặp năm nào mùa đông quá khắc nghiệt, trên núi quá khó sống thì các bộ tộc trên núi đều sẽ đánh xuống dưới núi đi cướp lương thực.


Long Biên huyện có thể coi là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng từ các bộ tộc ở trên núi nhất dẫn tới việc trồng trọt cũng chịu ảnh hưởng rất lớn.


Nếu biết lúc nào ruộng lúa nhà mình cũng có thể bị đánh cướp, địa chủ cùng cường hào địa phương lại cần gì khổ não phát triển nông nghiệp đây ? .


Về phần các hộ cá thể thì càng không có gì để nói dù sao kinh tế ở thời cổ đại thì phải nhìn địa chủ cùng cường hào chứ không phải các hộ dân nhỏ lẻ.


Nguyên nhân cuối cùng là lũ lụt, thật ra Long Biên huyện chịu nạn lũ lụt rất nặng, vào mùa mưa nước Mẫu Hà dâng lên có thể huỷ không biết bao nhiêu ruộng vườn.


Dĩ nhiên không phải năm nào cũng có lũ lụt ví như năm nay ông trời thương người Long Biên huyện không dâng nước Mẫu Hà lên nhưng không phải năm nào đều như năm nay .


Ở thời điểm này người Long Biên huyện lại không có cách nào ngăn cản lũ lụt, không có cách nào xây dựng một con đê chắn nước Mẫu Hà dẫn tới phù sa của Mẫu Hà tuy tốt nhưng nhiều khi cũng hại ch.ết rất nhiều người.
Từ ba nguyên nhân này, Long Biên huyện có thể phát triển nông nghiệp mới là lạ.


Khác với Long Biên huyện, An Định huyện lại quá thích hợp trồng lúa dù sao đất đai nhiều bình nguyên, bằng phẳng mà màu mỡ.


Bất kể là Mẫu Hà hay Phú Lương khi chảy đến đất An Định đều đã tính là hạ lưu, cho dù mùa mưa nước dâng lên thì nạn lũ lụt cũng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều lại thêm An Định vốn cũng không thích hợp làm kinh thương, không chịu nạn Sơn Việt quá nặng nề, nơi này không phải vựa lúa của GIao Chỉ thì còn nơi nào ? .


Cũng theo Lý Bưu giới thiệu, Trần Minh biết An Định huyện chia làm 5 phủ lần lượt là phủ Thanh Hà, phủ Nam Bình, phủ Thái Hoà, phủ Tân Phong cùng phủ Kim Sơn.
Nếu như Long Biên thành là huyện thành của Long Biên huyện đồng thời cũng là quận trị của Giao Chỉ quận chỉ tại An Định cũng không có cấp bậc tương đương.


Tại đây không có ‘huyện thành’ mà chỉ có ‘phủ thành’ .
An Định có 5 phủ nhưng chỉ có một phủ thành gọi là Nam Bình phủ thành, đây cũng là địa bàn của dòng họ Phan .


Nam Bình phủ thành thì Trần Minh chưa tới bởi vì bọn họ sau mấy ngày hành quân mới tới địa giới phủ Thanh Hà nhưng theo Lý Bưu giới thiệu thì Nam Bình phủ thành tình cảnh hiện tại cũng không tốt lắm.


Nạn Lương Long đã bị dẹp, thời điểm hiện tại tuy vẫn còn loạn tặc nhưng cũng không quá nghiêm trọng tuy nhiên Nam Bình phủ thành lại cực kỳ không ổn bởi vì trong loạn Lương Long, phủ thành này gần như bị đánh sập.


Nam Bình phủ thành không thể so sánh với Long Biên thành, nó làm sao có thể chống cự lại sức mạnh của Lương Long ? tuy dân chúng An Định cố gắng ngăn cản Lương Long nhưng Nam Bình phủ chung quy là không thủ được.
Bởi vậy hiện tại có thể nói tại toàn bộ An Định đã không có phủ thành .


Không có phủ thành là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng bởi đây là thời cổ đại.
Ở cổ đại vì sao nhất định phải công thành mà không thể đi vòng ? thành trì cho dù lớn đi chăng nữa chẳng nhẽ còn có thể chặn được đường đi cả khu vực ? .


Trừ một số hiểm quan nổi tiếng như Hàm Cốc Quan, Hổ Lao Quan . . . thì thành trì vốn là có thể đi vòng nhưng rất ít trường hợp chiến tranh cổ đại lựa chọn đi vòng.
Đầu tiên là vì đi vòng sẽ tốn rất nhiều lương thực không cần thiết .


Thứ hai là vòng qua thành trì rất có thể chịu cảnh bị kẹp ở giữa, trước sau vây công.
Thứ ba . . . là bởi không nhận rõ phương hướng.


Đây không phải việc đùa bởi cổ đại nhiều nơi đều là núi rừng cùng đất hoang, thành trì có thể tính là cọc tiêu của cả một địa phương rộng lớn, đường dẫn tới thành trì lúc nào cũng là đường lớn nhất, dễ đi nhất .


Đi vòng qua thành trì sẽ khiến binh sĩ phải hành quân trên những con đường ‘khó đi’ quan trọng nhất là bọn họ cũng không nhận rõ được mình đang đi đâu, mục tiêu đến điểm nào .


Đã mang quân đến đánh thành thì chủ yếu đều là nơi khác tới, không hiểu rõ địa phương xung quanh mà đi vòng qua thành trì quả thực là hạ hạ sách.
Ở trường hợp của An Định huyện cũng không khác gì lắm.


Mất đi Nam Bình phủ thành đồng nghĩa với cả An Định huyện mất đi cọc tiêu để hướng tới.
Đây đều là người bản xứ cũng sẽ không xuất hiện trường hợp lạc đường hoặc bị vây công nhưng vẫn là hệ luỵ rất lớn tỉ như . . . các phủ của An Định muốn thông thương thì phải làm thế nào ? .


Bình thường đều sẽ đi tới Nam Bình phủ thành thông thương, mở phiên chợ, trao đổi hàng hoá nhưng Nam Bình phủ mất đi đồng nghĩa với thông thương chỉ còn dừng lại ở các làng với nhau, các thôn xóm với nhau.


Chưa kể hiện tại ở An Định vẫn còn phản loạn, phản loạn có thể tới lui tự nhiên nhưng dân chúng địa phương lại chỉ có thể cố thủ một mình, từng người tự chiến.


Nếu Nam Bình phủ vẫn còn, sĩ tốt từ phủ thành có thể tản ra khắp nơi cùng các hương, các thôn vây quét phản tặc nhưng lúc này lại không được.
Mất đi phủ thành chủ, đây không còn giống An Định huyện nữa mà giống với 5 cái phủ không liên quan gì với nhau, từng phủ tự vận hành.


“Lý tiên sinh, tiên sinh dù sao cũng là người Giao Chỉ, tiên sinh hiểu huyện An Định hơn xa ta, không biết tiên sinh có sẵn lòng mang theo một phần lương thực cùng trăm bộ tốt đi trước Nam Bình liên hệ họ Phan ? “.


Lý Bưu nghe Trần Minh nói vậy nhất thời do dự nhưng mà nhớ đến lời đại ca mình căn dặn, Lý Bưu ôm quyền hướng về Trần Minh.


“Đa tạ tướng quân coi trọng, Lý mỗ cũng coi như vào nam ra bắc, sóng gió thấy nhiều, việc này với Lý mỗ cũng không khó, nhất định có thể hoàn thành nhiệm vụ của tướng quân” .
An Định tuy loạn nhưng chưa đến mức mang theo trăm bộ tốt còn nguy hiểm dù sao Lương Long đã sớm bị diệt.


Bộ tốt vốn là gia binh từ ba gia tộc lớn đất Long Biên, bảo bọn họ sinh tử chém giết có lẽ không được, phối hợp tác chiến có lẽ vẫn không được nhưng chiến lực cá nhân thật ra tương đối mạnh dù sao ở loạn thế cũng không có đạo lý cường hào địa phương để gia binh trong nhà chịu đói.


Bàn về đánh nhau ‘1 vs 1’ sĩ tốt của Trần Minh cũng đánh không lại đám gia binh này, ai ai cũng có da có thịt, thân thể đều có phần cường tráng.
Mang theo trăm tên bộ tốt chạy trước tới Nam Bình, Lý Bưu đúng là không sợ chưa kể Nam Bình thật ra là khu vực an toàn nhất An Định dù sao họ Phan vẫn còn.


“Được, vậy Lý tiên sinh đợi ta một chút, ta viết một phong thư cho gia chủ Phan gia, sáng sớm ngày mai chúng ta lại tách ra hành quân”


“Đến Nam Bình xong, Lý tiên sinh cũng không cần lại đi, ngươi cùng với họ Phan vận động dân chúng xung quanh bắt đầu giúp chúng ta đóng trước một cái doanh trại, không cần yêu cầu quá cao chỉ cần binh sĩ sau khi đến Nam Bình phủ có chỗ nghỉ chân cùng ngủ lại là được” .


Lý Bưu nghe vậy tiếp tục cung kính gật đầu.
“Cẩn tuân mệnh lệnh của tướng quân” .
Theo Lý Bưu vâng lệnh, lúc này từ xa lại vang lên tiếng vó ngựa.
Trong tầm mắt Trần Minh xuất hiện hai cái bóng kỵ binh, hai người này rất nhanh thúc ngựa đến trước mặt Trần Minh.


Đây tất nhiên là kỵ binh do thám mà Trần Minh thả ra ngoài, hành quân ở thời cổ đại sao không có kỵ binh do thám đây ? .
“Bẩm tướng quân, thuộc hạ phát hiện ra gần đây có một miếu nhỏ, tuy miếu hoang sơ nhưng hương hoả vẫn còn thiết nghĩ thỉnh thoảng vẫn có người tế bái” .


Tên binh lính này là người Hán, dĩ nhiên Trần Minh không để ý mấy cái này, hắn nghe vậy vui vẻ nói.
“Được, các ngươi đi trước dẫn đường, đêm nay chúng binh sĩ hạ trại gần miếu nhỏ này “


“Về phần các ngươi lại điều động thêm mấy huynh đệ, lấy miếu nhỏ làm trung tâm tản ra xung quanh do thám, xem xét tình hình. Nhớ trở về trước khi mặt trời xuống núi”


“Ấu Bình, đệ lại đi thúc dục binh sĩ một chút, nói với chúng sĩ chúng ta đi nốt đoạn đường này liền có thể nghỉ ngơi hạ trại, lại chuyển lời đến các đội trưởng càng là lúc này càng cần tập trung tinh thần “


Trần Minh một hơi ra vài mệnh lệnh, kỵ binh do thám cùng Chu Thái rất nhanh ôm quyền làm theo, mà Trần Minh lại đưa ánh mắt nhìn về phương hướng di chuyển của mấy tên kỵ binh.
Miếu nhỏ kia không cần nói, Trần Minh cũng biết đây là Bát Nàn Miếu, dạng miếu này ở An Định có rất nhiều.


Trần Minh đối với Bát Nàn Miếu thật ra không có bao nhiêu hướng tới cả, hắn ở kiếp trước đi qua không biết bao nhiêu chùa miếu, hắn vốn không quá để ý mấy thứ này.


Tuy vậy đã đến đây, biết Bát Nàn Miếu ở trước mặt, Trần Minh vẫn muốn đi thắp cho anh linh tiên hiền ba nén hương để tỏ lòng thành kính.






Truyện liên quan