Chương 106 : Đối Đầu (2)

Trần Minh không biết Trương Thuỵ đã có hành động.
Hắn lúc này đang ngồi với đám người người Lý Cầm, lưng dựa vào một thân cây lớn, ánh mắt nhìn lên bầu trời.
“Lý Cầm, thời tiết Giao Chỉ vẫn luôn lạnh như vậy sao ?”.
Lý Cầm nghe Minh hỏi vội nói.


“Bẩm đại nhân, mọi năm vào thu cũng không lạnh như vậy, năm nay chẳng biết ra sao cái lạnh đến đặc biệt sớm”.
Trần Minh nghe vậy khẽ gật gù.
Mùa thu đã lạnh như vậy, mùa đông lại còn thế nào ? đã thế đây mới là cuối hạ đầu thu.
“Mùa đông năm nay sẽ khó khăn đây”.


Lý Cầm nghe Minh than câu này, hắn cũng không biết phải đối đáp thế nào cho nên lựa chọn yên lặng.
Lý Cầm xuất thân Lý gia hơn nữa là dòng chính của Lý gia, mùa đông đối với hắn . . . cũng không tính là gì nhưng Lý Cầm cũng biết khó khăn trong miệng Trần Minh cũng không giống với đám người bọn hắn.


“Đại nhân, hay là chúng ta xây nhà kho, tích trữ củi cùng rơm rạ từ sớm ? phòng chừng mùa đông này quá khó khăn ?”
Trần Minh vốn chỉ đang cảm thán, hắn cũng không nghỉ tới một ‘đội trưởng’ bên cạnh hắn lên tiếng.
Người này không ai khác chính là Lâm Vĩnh.


Trong đám đội trưởng đi theo Minh, tiểu Vĩnh có thể nói là thân quen Trần Minh nhất.
Chỉ là bình thường Lâm Vĩnh cũng rất khó chủ động nói chuyện với Trần Minh cho dù Trần Minh luôn tỏ ra hoà nhã bởi ở thời đại này tồn tại . . . tôn ti trật tự cùng với sự kính sợ về giai cấp.


Lâm Vĩnh chỉ là ‘tiểu nhân’ không có ‘đại nhân’ cho phép thì sao lại được quyền lên tiếng ?.
Chẳng qua lần này cũng không giống bởi vì Lâm Vĩnh được lựa chọn theo Trần Minh làm nhiệm vụ.


Bất kể nhiệm vụ này thành công hay thất bại, nguy hiểm hay không thì về một mặt nào đó thân phận của Lâm Vĩnh cũng có chút thay đổi, hắn trên ý nghĩa đã trở thành ‘thân binh’ của Trần Minh.


Trần Minh cũng không chú ý điểm này, Lâm Vĩnh hiển nhiên càng không tự ngộ ra nhưng có một số thứ đang âm thầm biến hoá, ví như Lâm Vĩnh khi nghe thấy Trần Minh cảm thán thì chủ động ngập ngừng lên tiếng.


Hắn cũng là người cùng khổ, cũng biết mỗi khi trước mùa đông tới đều cần tích trữ rơm rạ cùng củi khô.
Nghe được Lâm Vĩnh nói, Minh tươi cười mà hỏi thuộc hạ.
“Tiểu Vĩnh, bình thường mùa đông tới nhà ngươi làm gì ?”.


Trần Minh đi đến thế giới này hắn đương nhiên cũng tiếp nhận ký ức của nguyên chủ, hắn biết người dân vào thời Hán mạt này vượt qua mùa đông ra sao chỉ là nguyên chủ dù sao cũng ‘sướng’ hơn đám người Lâm Vĩnh nhiều lắm.


Nguyên chủ là thợ săn, có nghề nghiệp hẳn hoi thậm chí là thợ săn nổi tiếng trong vùng, mùa đông đến nhà nguyên chủ cũng không thiếu cái ăn cùng cái mặc.
Cuộc sống tuy vất vả nhưng muốn nói là khó khăn thì không.
Có một ví dụ để dễ tưởng tượng hơn chính là Điển Vi.


Bản thân Điển Vi hoàn toàn có thể coi là đệ nhất dũng giả dưới quyền Tào Tháo, trừ Hứa Chử ra cũng khó có nhân vật nào trong tập đoàn Tào – Nguỵ có thể đấu võ với Điển Vi bao quát Trương Liêu.


Như vậy xuất thân của Điển Vi ra sao ? cũng không có tài liệu nào nói Điển Vi xuất thân con nhà quyền quý hoặc thế lực địa phương cả.
Xuất thân của Điển Vi thật ra không khác mấy với nguyên chủ Trần Minh, hắn cũng là thợ săn, ngoài ra còn là du hiệp.
Thợ săn là nghề nghiệp, du hiệp lại là cách sống.


Tại cái thời Hán mạt này rất rất nhiều người làm du hiệp, đây là một loại cách sống, một loại tập tục ở thời đại này, chẳng nói đâu xa ví như Tào Tháo, Viên Thiệu hay như Từ Thứ cũng từng sống theo phong cách ‘du hiệp’ này.


Du hiệp cũng có thể hiểu là ‘dân giang hồ’ hơn nữa cũng không cố định ở địa phương nào mà chủ động đi lại ở khắp các địa phương, một mặt kết giao bằng hữu một mặt ‘hành hiệp trượng nghĩa’.


Kết giao càng nhiều bằng hữu thì càng có danh tiếng, càng có danh tiếng thì càng nhiều người mời ngươi ăn uống miễn phí.
Nhờ cái nghề thợ săn cùng cái lối sống ‘du hiệp’ này mà Điển Vi cũng không thiếu ăn.
Nguyên chủ Trần Minh tuy không phải du hiệp nhưng bằng tay nghề của mình, hắn vốn cũng sống rất tốt.


Quay lại với Lâm Vĩnh, hắn nghe được Trần Minh hỏi thì vội trả lời.


“Bẩm đại nhân, nhà thuộc hạ lựa chọn sớm lên núi chặt cây tích góp củi trong nhà ngoài ra mỗi khi mùa đông sắp đến người trong thôn đều hò nhau, cả thôn bắt đầu đi kiếm rơm rạ hoặc cắt cỏ để lợp tranh mang lên che mái nhà, ngoài ra cũng vét bùn trát lại lỗ hổng trong nhà”


“Nếu nhà nào có điều kiện nữa thì . . . chuyển đến nhà thân thích trong thành, có thành cao đón gió thì ấm áp hơn ở bên ngoài nhiều lắm”.


Câu trả lời của Lâm Vĩnh cũng không ngoài dự đoán của Trần Minh, hắn thậm chí có thể tưởng tượng ra được cảnh người dân hò nhau lợp lại nhà chống rét.
“Lý Cầm, nhà các ngươi mùa đông lại làm sao để chống rét ?”.
Minh đổi chủ đề sang Lý Cầm, Lý Cầm nghe vậy vội nói.


“Bẩm đại nhân, Lý gia cũng có nhiều hộ gia đình, chủ yếu cũng là lợp lại nhà tranh, tích chữ củi khô trong nhà, trát bùn che lỗ hổng hoặc lợp thêm một lớp rơm trong nhà”


“Nếu hộ gia đình nào có điều kiện hơn thì dùng rèm vải dày hoặc da thú che cửa sổ, mua da thú về làm áo ấm hoặc trực tiếp mua than về đốt trong nhà”.
Lý Cầm trả lời làm Trần Minh có phần hứng thú, hắn lại hỏi.
“Giao Chỉ có mỏ than đá hay không ?”.


Lý Cầm nghe vậy mờ mịt lắc đầu vội nói.
“Bẩm đại nhân, đất Giao Chỉ không có mỏ than đá, Lý gia chúng ta đều phải nhập than đá từ Thượng Ngô hoặc xa xôi hơn nữa thì nhập than đá về từ Ngô Quận”


“Than đá rất đắt cũng không dễ kiếm, cho dù nhà tộc trưởng Lý Tiến cũng không dùng than đá để sưởi ấm, than đá được dùng nhiều nhất là để sưởi ấm cho gia súc, chúng ta dùng than khác”


“Chủ yếu là than củi, than rơm cùng một số vật liệu có khả năng dễ cháy khác như gáo dừa chẳng hạn”.
Lý Cầm nói khá kỹ, mà Trần Minh cũng xác định được một vài thứ.
Đầu tiên, Giao Chỉ không có mỏ than đá, đây là một điểm đáng để suy ngẫm.


Hắn kiếp trước tuy ít về Việt Nam nhưng thừa biết Quảng Ninh nhiều than đá, ra các mỏ than ở Quảng Ninh vơ bừa cũng được mấy túi than đá nhưng ở thời đại này lại chưa xuất hiện mỏ than.


Tại Quảng Ninh vốn không thiếu mỏ than đá lộ thiên mới đúng, dĩ nhiên không thể lấy thường thức của những năm 20XX đi đối chiếu vào năm 180 được, mấy ngàn năm đi qua biết bao nhiêu biến động địa lý.


“Quảng Ninh ở thời đại này là huyện Khúc Dương cùng huyện Kê Từ, có thời gian có thể đi qua hai huyện này xem một chút, xem có khả năng may mắn tìm được mỏ than nào tương đối gần mặt đất không”.


“Ngoài ra như Lý Tiến nói, người ở thời đại này còn không bằng gia súc, không xứng dùng than đốt”.
Nghĩ đến đây Trần Minh hơi thở dài, lại hỏi Lý Cầm cùng Lâm Vĩnh.
“Hai người các ngươi có nghe ai lấy phân động vật ra làm vật đốt chưa ?”.


Trần Minh hỏi câu này, Lý Cầm cùng Lâm Vĩnh nhìn nhau sau đó đều gật đầu.
Lý Cầm chủ động ôm quyền nói trước.


“Bẩm đại nhân, cái này . .. chỗ chúng ta cũng có người dùng nhưng không nhiều, theo thuộc hạ biết chủ yếu là người Sơn Việt ở trên núi, người dưới đồng bằng ít dùng loại chất đốt này”


“Dùng phân động vật làm vật đốt, cái này thuộc hạ cũng biết, tốt nhất là phân trâu, phân bò, phân dê hoặc phân ngựa nhưng mà nhà bình thường làm sao có được những loại động vật này ?”


“Nhà có gia súc vậy ít nhất cũng phải là nhà địa chủ hoặc tương đối khá giả, chỉ có bọn họ mới có thể tích đủ phân của gia súc mà làm phân đốt nhưng nhà có điều kiện ai lại chịu đốt phân, mùi của nó không phải ai cũng chịu được ngoài ra còn . . . mất mặt”


“Thuộc hạ biết các gia đình có điều kiện này thật ra cũng thu thập phân gia súc trong nhà nhưng không mấy ai làm vật đốt cả mà thường là bán lại cho người trên núi đổi lấy da thú cùng một số vật tư”.
Lý Cầm nói rất rõ ràng mà Trần Minh cũng hiểu.


Người cổ đại không phải không biết lấy phân động vật để đốt chống rét nhưng mà . . . động vật ở đâu ra ?.
Một con trâu có khi cả mấy nhà góp tiền chăm sóc, nuôi dưỡng thậm chí cả thôn cùng góp tiền.
Mà phân của một con trâu dĩ nhiên không đủ làm phân đốt.


Ở cái thời đại mà mạng người còn không bằng gia súc thì mấy ai có điều kiện tích luỹ phân ?.
“Đến cả phân cũng là ước ao của nhiều người “.
Minh nghĩ đến đây, hắn nhếch miệng cười, nụ cười có phần chua chát.


“Vậy còn than bùn ? hai người các ngươi ai từng nghe nói đến thứ này ?”.
Minh nhắc đến than bùn, Lâm Vĩnh cùng Lý Cầm không khỏi mờ mịt sau đó song song lắc đầu.
“Bẩm đại nhân, thuộc hạ chưa từng nghe đến thứ này, bùn chẳng nhẽ cũng có thể đốt ?”.


Lý Cầm chủ động lên tiếng, mà Lâm Vĩnh ở một bên vẫn cứ mờ mịt lắc đầu.
Nghe được câu trả lời này của Lý Cầm, trong lòng Trần Minh rốt cuộc vui vẻ hơn không ít.
“Ta cũng không rõ cái này chỉ nghe lão sư nói qua, có dịp đi thử một chút là được”.


Ngoài miệng Minh nói như vậy nhưng trong lòng xác thực không ngừng tính toán giá trị của than bùn.
Than bùn thật ra đã tồn tại từ rất rất lâu, thời kỳ đế quốc La Mã thậm chí nếu lần xa xôi hơn thì có thể lần đến tận thời kỳ đồ đá, người cổ đại đã biết dùng than bùn.


Vấn đề ở chỗ, La Mã khác Trung Quốc cùng Đông Nam Á.
Khác biệt ở đâu ? khác biệt ở tài nguyên rừng.
Nguồn tài nguyên rừng ở châu Âu là có hạn kể cả vào thời La Mã trong khi tài nguyên rừng của nhà Hán gần như là vô hạn.


Giữa việc phải mất công chế tác than bùn vì sao không lên rừng chặt củi ? không phải dễ dàng hơn, nhàn hạn hơn sao ?.
Cho nên than bùn xuất hiện rất sớm ở La Mã nhưng vào thời Hán cũng không thông dụng.


Có lẽ ở một nơi nào đó đã xuất hiện nhưng xác thật không phổ cập, ngay như đất Giao Chỉ vốn nhiều đầm lầy cũng không có ai đi tìm hiểu thứ này dù sao . . . vào rừng chặt cây vẫn đơn giản hơn nhiều.
“Ta không quá rõ than bùn chế tạo ra sao nhưng có thể thử dù sao ta có thời gian”


“Nếu thành công chế tạo than bùn, cũng coi như giúp người dân Giao Chỉ dễ chịu một chút, tỷ lệ sống qua mùa đông này cao hơn một chút”.


Trần Minh không phải là chúa cứu thế, hắn biết nếu mùa đông đến sẽ có rất rất nhiều người ch.ết trên đất Giao Chỉ nhưng hắn sao có thể cứu hết mọi người ? hắn chỉ có thể làm tận lực.


Đối với Trần Minh thì ‘than bùn’ hiển nhiên là tin tức tốt, nó mang ý nghĩa có thêm một thủ đoạn tránh rét cho người dân Giao Chỉ.
Mà cổ nhân cũng nói .. . việc tốt thành đôi.


Lúc này ở phương xa vậy mà vang lên tiếng bước chân, sau đó Trần Minh có thể thấy thấp thoáng xa xa xuất hiện một đám người đang dùng tốc độ rất nhanh chạy đến.






Truyện liên quan